Microlearning và Social Learning được xem là cặp bài trùng trong E-Learning nói chung và đào tạo nhân sự tại các doanh nghiệp nói riêng. Vậy hình thức đào tạo của hai phương pháp này như thế nào? Làm sao để bổ trợ cho nhau trong đào tạo?
Tìm hiểu về Microlearning
Định nghĩa Microlearning
Để tìm cách kết hợp Microlearning và Social Learning, chúng ta cần hiểu rõ định nghĩa của hai phương pháp đào tạo này. Trong đó, Microlearning là một giải pháp E-Learning với những bài học được tách nhỏ. Thời lượng ngắn và thường chỉ kéo dài từ 3-7 phút. Một khối kiến thức lớn sẽ được tách thành nhiều bài giảng Microlearning theo từng đợt ngắn và được phân bổ theo thứ tự thời gian.
Mỗi bài học Microlearning được thiết kế nhằm đáp ứng một mục tiêu đào tạo duy nhất. Đáp ứng nhu cầu của người học về một chủ đề hoặc nhiệm vụ cụ thể không quá phức tạp.
Lợi ích của Microlearning
Nội dung ngắn gọn và dễ triển khai: Nội dung được rút gọn và tối ưu. Vì vậy doanh nghiệp cũng có thể triển khai sản xuất nhanh hơn, đáp ứng các nhu cầu đào tạo mới.
Tiết kiệm chi phí sản xuất: Chu kỳ phát triển và xây dựng sản phẩm được rút ngắn. Từ đó giúp tối ưu chi phí sản xuất.
Kiến thức đúng trọng tâm: Mỗi bài học Microlearning đã lọc ra những nội dung không cần thiết và chỉ tập trung vào những kiến thức cốt lõi mà người học có nhu cầu
Linh hoạt thời gian: Thời lượng mỗi bài học ngắn nên người học có thể tận dụng thời gian để học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào họ muốn mà không gặp rắc rối khi sắp xếp lịch trình.

Ghi nhớ thông tin lâu dài: Bài giảng ngắn gọn, đúng trọng tâm. Vì vậy người học tập trung và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Thân thiện với các thiết bị di động: Nhiều nhà sản xuất đã đăng tải bài học Microlearning lên các ứng dụng trên điện thoại thông minh, máy tính bảng,…
Nâng cao khả năng tự học: Người học không cần phải dành quá nhiều thời gian cho các bài học dài mà vẫn đáp ứng được nhu cầu. Từ đó họ cảm thấy hứng thú hơn với việc học.
Tìm hiểu Microlearning từ A-Z: https://oreka.studio/microlearning-la-gi-tong-hop-day-du-nhat-ve-microlearning/
Tìm hiểu về Social Learning
Định nghĩa Social Learning
Social Learning (Học tập xã hội) dựa trên Lý thuyết Học tập xã hội do nhà Tâm lý học Albert Bandura đề xuất. Lý thuyết học tập xã hội xem xét cách 2 yếu tố môi trường – nhận thức tương tác ra sao, ảnh hưởng đến việc học tập và hành vi của con người như thế nào.
Từ lý thuyết đó, Social Learning được phát triển để chỉ hoạt động học cùng hoặc học từ người khác. Ví dụ bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng cùng mối quan tâm trên mạng xã hội,…
Social Learning diễn ra thông qua nhiều kênh, tuy nhiên chủ yếu là:
– Học qua sự hợp tác
– Học từ sự quan sát
– Học thông qua việc tương tác với những người khác
Lợi ích của Social Learning
Social Learning giúp tăng cường sự tương tác và trao đổi giữa các học viên, giúp họ không cảm thấy đơn độc và dần hứng thú với việc học. Họ còn được phát triển kỹ năng tự tổ chức và lên kế hoạch cho quá trình học tập.
Bên cạnh đó, việc học từ những người bạn bè, đồng nghiệp,… cho hiệu quả học tập cao hơn. Lý do là vì tất cả mọi người bình đẳng và cùng chia sẻ kiến thức, hỗ trợ lẫn nhau.
Social Learning giúp phát triển văn hóa chia sẻ kiến thức khi khuyến khích mọi người nghĩ ra các ý tưởng mới, cũng như bày tỏ quan điểm của riêng mình.
Cuối cùng, Social Learning giúp học viên phát triển các kỹ năng quan trọng liên quan tới cơ hội việc làm trong tương lai.
Kết hợp Microlearning và Social Learning trong đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp
Lý do nên kết hợp Microlearning và Social Learning
#1. Gia tăng sự tương tác
Thay vì các bài học dài với dung lượng lớn, Microlearning có nội dung súc tích và thu hút người học hơn. Sử dụng các dạng nội dung tương tác như Interactive video, quiz,… cho bài Microlearning. Đồng thời kết hợp với Social Learning sẽ kích thích người học trao đổi và tương tác nhiều hơn.

#2. Cá nhân hóa việc học
Khi áp dụng Social Learning, người học có thể tương tác và đóng góp ý kiến cho nội dung đào tạo. Với các hình thức học khác, họ sẽ khó có cơ hội đó. Kết hợp với Microlearning, những học viên có thể giúp đỡ lẫn nhau bằng cách quay video ngắn để giải đáp thắc mắc. Cách đó giúp mọi người có thể tìm hiểu và được phản hồi thông tin nhanh hơn.
#3. Tạo môi trường học tập liên tục
Microlearning là những bài học ngắn, linh hoạt giúp chúng ta có thể học mọi lúc mọi nơi. Bất cứ lúc nào, chỉ cần sử dụng thiết bị di động và truy cập vào cộng đồng học tập hoặc các hội nhóm xã hội, người học đều có thể được giải đáp, nhận lời khuyên nhanh chóng.
Cách kết hợp phương pháp Microlearning và Social Learning vào đào tạo nhân sự
Với Microlearning:
- Sử dụng Microlearning cho việc học chính thức thông qua các khóa học hoàn chỉnh.
- Sử dụng các dạng nội dung như video, video tương tác, animation,… để hấp dẫn người học.
- Hỗ trợ nhân viên cơ hội thực hành thực tế với các công việc cụ thể.
Với Social Learning:
- Khuyến khích nhân viên của bạn nhận xét hoặc xếp hạng các bài học Microlearning thông qua phần bình luận, đánh giá, thăm dò ý kiến,…
- Thăm dò những nội dung nào thu hút sự quan tâm và khiến họ có động lực học tập.
- Để nhân viên đặt câu hỏi nhằm giúp họ hiểu rõ những gì cần biết hơn là tiến hành các bài kiểm tra cuối khóa.
- Tạo diễn đàn chung để nhân viên có thể trao đổi và được hỗ trợ.
Tạm kết
Trong bài viết này, Oreka.Studio đã giới thiệu tới bạn những nội dung cơ bản và hữu ích về đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp thông qua việc kết hợp Microlearning và Social Learning. Hy vọng bạn đã có thể tiến hành xây dựng các khóa đào tạo nhân sự ngay từ hôm nay.