Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kết hợp với nhu cầu học tập thay đổi đã giúp Edtech thâm nhập vào giáo dục. Quan điểm của con người về việc dạy và học cũng được thay đổi một cách tích cực. Vậy Edtech là gì mà lại có khả năng và tiềm năng lớn như vậy? Oreka.Studio sẽ cùng bạn tìm hiểu lần lượt về Edtech trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Edtech là gì?
Edtech là viết tắt của Education Technology. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động ứng dụng công nghệ trong giáo dục nhằm tạo ra những trải nghiệm học tập cá nhân hóa, toàn diện và hấp dẫn hơn.
Theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021:
Thị trường Edtech Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng 44,3%, nằm trong top 10 thị trường Edtech có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
Các công nghệ được sử dụng trong Edtech rất phong phú, đa dạng từ:
- Phần cứng: máy chiếu tương tác, máy tính bảng,…
- Phần mềm quản lý: Moodle, Edmodo, Blackboard,…
- Các ứng dụng mobile: Duolingo, Rosetta Stone,…
Tuy nhiên để ứng dụng những công nghệ này thực sự hiệu quả, chúng ta cần kết hợp với những học thuyết về giáo dục phù hợp như Active Learning, Social Learning, Personalized Learning,…
8 lợi ích của Edtech trong giáo dục
Công nghệ thông tin, thiết bị thông minh đang ngày càng phát triển và phổ biến. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Edtech cũng sẽ phát triển và được xem là một trong những xu hướng của giáo dục tương lai nếu không có những lợi ích tuyệt vời mang lại cho cả người dạy và người học.
Đối với người học
Người học là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ Edtech. Mở ra một phương thức học tập của kỷ nguyên số và có tác động tích cực tới hiệu suất học.
Edtech tăng cường các hoạt động học tập theo nhóm

Các công cụ và máy tính bảng điện toán đám mây (Cloud-enabled) đã và đang đóng vai trò trong việc thúc đẩy sự cộng tác trong lớp học. Các trò chơi học tập, bài tập nhóm trực tuyến tạo môi trường cho học viên cùng nhau giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, các ứng dụng dựa trên điện toán đám mây cho phép học viên nộp bài tập về nhà lên hệ thống. Cũng như tham gia trò chuyện, trao đổi và thảo luận, bày tỏ quan điểm. Họ cũng có thể nhận được sự trợ giúp từ bạn học.
Học tập mọi lúc mọi nơi nhờ Edtech
Các thiết bị IoT (Internet of Things – Mạng lưới thiết bị kết nối Internet) đã giúp học viên có thể truy cập vào các lớp học trực tuyến dễ dàng hơn. Cho dù họ đang ở trường, phòng tự học, trên xe buýt hay đang ở nhà. Chỉ cần có thiết bị kết nối Internet. Họ có thể hoàn thành bài học theo tốc độ và lịch trình riêng của bản thân. Không bị ảnh hưởng bởi những hạn chế khi phải sắp xếp tham gia lớp học truyền thống.
Trong trường hợp người học có thắc mắc cần giải đáp. Hoặc cần thông báo cho giáo viên trong các trường hợp khẩn cấp. Các ứng dụng khác cũng bổ sung vai trò trong việc giúp người dạy và người học giữ liên lạc.
Edtech tạo môi trường học tập kích thích sáng tạo và tự học
Edtech đang dần thay đổi các quan niệm về giáo dục. Như cách học truyền thống, học sinh sẽ ngồi nghe giảng hoặc đọc tài liệu trên lớp. Sau đó, họ sẽ làm các dự án và bài tập ở nhà.
Tuy nhiên, hoạt động học giờ đây đang thay đổi theo hướng ngược lại. Học sinh sẽ xem tài liệu và các bài học ở nhà vào các khoảng thời gian tùy ý. Thời gian học trên lớp được sử dụng để cộng tác làm dự án nhóm. Cách học này giúp thúc đẩy tính tự học, sáng tạo và khả năng teamwork giữa các học sinh.
Đọc thêm: Interactive Learning là gì? Lợi ích và hướng dẫn triển khai

Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
Edtech mang đến cho các đơn vị giáo dục khả năng lập kế hoạch học tập cá nhân hóa cho từng học sinh.
Dựa trên điểm mạnh, kỹ năng và sở thích của người học, kế hoạch giảng dạy sẽ được tùy chỉnh phù hợp. Người học có thể học theo tốc độ của riêng mình khi tạm dừng, tua lại bài giảng. Với cách học qua video họ có thể nắm bắt bài giảng đầy đủ nhất. Người dạy sẽ trợ giúp hoặc cung cấp thêm tài liệu cho vấn đề mà người học cảm thấy khó khăn.
Với Edtech, các bài kiểm tra căng thẳng đo lường hiệu quả hoạt động gần như được xóa bỏ. Thay vào đó là các ứng dụng phân tích tổng thể năng khiếu của người học. Các phép đo liên tục hiển thị những xu hướng học tập mà người dạy có thể sử dụng để lập kế hoạch học tập cá nhân hóa cho người học dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Thu hút, hấp dẫn hơn
Bạn còn nhớ được bao nhiêu kiến thức sau những buổi học nhàm chán khi bạn thiếu tập trung, tán gẫu hoặc thậm chí là… ngủ gật? Với thực tế hiện nay khi có vô số các thiết bị cũng như tác động từ môi trường xung quanh đã tranh giành sự chú ý của người học. Bắt buộc bạn phải biên soạn những bài giảng vừa hấp dẫn nhưng vẫn phải mang tính giáo dục.
Và Edtech xuất hiện như là một trong những biện pháp mang tới các bài giảng e-Learning hấp dẫn, sáng tạo. Sử dụng công nghệ để gia tăng sự tương tác trong lớp học. Đây là cách để người học tránh bị phân tâm bởi các yếu tố khác. Họ có thể tương tác với các lớp học khác trên thế giới qua video. Hay nộp bài tập về nhà dưới dạng video, podcast,…
Cách để học viên chủ động trong việc tiếp thu bài giảng với Active Learning!
Đối với người dạy
Không chỉ người học, giảng viên cũng nhận được những lợi ích từ Edtech. Họ được giải phóng khỏi các công việc bên lề hoạt động giảng dạy.
Edtech giải phóng người dạy khỏi những hoạt động điểm danh, quản lý lớp, thi cử,…
Các tool được tích hợp sẽ giúp cho việc chấm và tổng hợp điểm trở nên dễ dàng. Người dạy sẽ không còn mất nhiều thời gian cho hoạt động chấm điểm cho nhiều dạng bài tập. Đặc biệt với các dạng bài tập trắc nghiệm hoặc điền vào chỗ trống. Các tool này còn có thể phân tích và đánh giá câu trả lời của người học. Ngoài ra, người dạy cũng không mất nhiều thời gian cho việc điểm danh đầu/cuối giờ nhờ chức năng điểm danh được tích hợp trong hệ thống.

Edtech giúp giảm chi phí về in ấn, giáo cụ
Ngân sách để in ấn các tài liệu vật lý là khá tốn kém, cũng như ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Nhờ Edtech, các lớp học được chuyển lên không gian số một cách dễ dàng. Điều đó bao gồm cả các tài liệu và công cụ học tập, bài kiểm tra, bài tập về nhà,… Tiết kiệm không chỉ ngân sách mà còn cả thời gian in ấn.
Dễ dàng theo dõi, đánh giá hiệu quả học tập của từng học sinh
Để giám sát hoạt động học của tất cả học viên là một điều khá khó khăn. Không chỉ vậy, người dạy sẽ mất thêm nhiều giờ để đánh giá thủ công các kỹ năng/ các vấn đề cần cải thiện của học viên.
Edtech có thể thay đổi tất cả những điều đó. Hiện tại có vô số công cụ, nền tảng dữ liệu và ứng dụng có khả năng đánh giá các kỹ năng và nhu cầu của học sinh một cách liên tục. Đồng thời các công cụ này còn có thể tổng hợp thành báo cáo và chuyển tiếp dữ liệu đến người dạy.
Hướng dẫn tạo khóa học eLearning trên Moodle dễ thực hành tại đây!
Những xu hướng Edtech phổ biến hiện nay là gì?
Personalized Learning và Adaptive Learning
Personalized Learning – Học tập cá nhân hóa được xem là một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực giáo dục. Personalized Learning đã thay đổi quan điểm về việc dạy và học. Mỗi học viên là một cá thể khác nhau với sở thích, lợi thế, tốc độ tiếp nhận kiến thức,… khác nhau. Vì vậy không thể áp đặt một tiêu chuẩn, một cách giảng dạy và một lộ trình học cho tất cả người học.
Một khái niệm gần với Personalized Learning là Adaptive Learning (Học tập thích ứng). Mô hình học tập truyền thống cho rằng học viên phải tự thích ứng với tốc độ chung của môn học. Tuy nhiên Adaptive Learning cho rằng giáo dục cần phải thích ứng với nhu cầu của học viên chứ không phải ngược lại.
Phương pháp này được kỳ vọng trở thành một chuẩn mực mới trong tương lai. Học viên được tiếp cận với các khóa học được điều chỉnh riêng, cách học phù hợp với nhu cầu.
Adaptive Learning tạo môi trường thuận lợi để học viên phát triển thế mạnh của bản thân, trong lĩnh vực mà họ yêu thích. Điều này rất thiết thực với họ trong quá trình tìm việc làm ở tương lai.
Có 3 dạng Adaptive Learning:
- Adaptive content: Điều chỉnh nội dung học.
- Adaptive assessments: Điều chỉnh cách đánh giá.
- Adaptive sequences: Điều chỉnh thứ tự trải nghiệm học.
Interactive Multimedia Learning
Người trẻ ngày nay ưa thích các dạng nội dung học đa phương tiện có tính tương tác cao (Interactive Multimedia Learning). Nguyên nhân là vì họ đã sớm được tiếp cận với công nghệ thông tin, những nội dung hấp dẫn. Và vì thời gian tập trung của con người trên Internet ngày càng rút ngắn, trung bình là 8 giây.

Ứng dụng các dạng nội dung tương tác cho các sản phẩm học đa phương tiện. Người học có thể thực hiện xuyên suốt quá trình học. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hoạt động tương tác chỉ mang lại hiệu quả khi hoạt động đó buộc người học phải suy nghĩ, tư duy, đào sâu tìm hiểu vấn đề.
Gamification và Game-based Learning
Với sự phát triển hiện đại của công nghệ, giờ đây bạn có thể tìm thấy trò chơi trong mọi lĩnh vực giáo dục. Trò chơi vừa tạo sự hứng thú và tương tác, vừa đạt được hiệu quả giáo dục. Rõ ràng, hình thức này hấp dẫn hơn so với các mô hình học tập truyền thống.
Trong xu hướng này có hai khái niệm khá tương đồng với nhau: Gamification và Game-based Learning. Vì vậy bạn cần hiểu bản chất và phân biệt rõ trước khi ứng dụng hai xu hướng này:
- Gamification: Lựa chọn một vài yếu tố trò chơi gắn kết quả đạt được là điểm số, huy hiệu, thành tích, thứ hạng. Hay các quyền lợi để kích thích hành vi học tập thông qua cạnh tranh lành mạnh.
- Game-based Learning: Chuyển trải nghiệm học thành trò chơi với luật chơi, nguyên tắc,… và chiến lược chơi gắn với nội dung bài học một cách chặt chẽ.
Social Learning và Collaborative Learning
Đây là một cặp khái niệm thường đi liền với nhau. Social Learning là hình thức học tập qua tương tác xã hội, tự do trao đổi; còn Collaborative Learning là học qua teamwork, bài tập nhóm gắn với một khóa học.
Con người luôn mong muốn được tương tác. Vì vậy 2 phương pháp học này đã giải quyết nhu cầu muốn được kết nối của người học. Thông qua việc trao đổi ý kiến và quan điểm cá nhân, họ sẽ hiểu sâu và lâu hơn nội dung bài học.
Xu hướng Edtech MOOCs
MOOCs (Massive Open Online Courses – Các khóa học trực tuyến đại chúng mở) là các khóa học thông qua Internet không giới hạn số người tham dự. Được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 bởi George Siemens và Stephen Downes.
MOOCs sẽ được lưu trữ trên các nền tảng giáo dục online với tài liệu, bài giảng eLearning để người học tự nâng cao kiến thức của mình. Họ có thể đăng nhập vào hệ thống bất kỳ lúc nào. Học với lộ trình riêng của bản thân.
Immersive Learning với VR, AR, & MR
Immersive Learning là học tập nhập vai hay học tập “đắm chìm”. Đây là phương pháp học bằng cách đặt học viên vào một môi trường giúp họ có thể tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. Ví dụ dễ hiểu nhất là các du học sinh lựa chọn sinh sống cùng một gia đình người bản địa để cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình. Phương pháp này thường ít tạo áp lực cho người học. Vì họ đang học một cách vô thức.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là: VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường) và MR (thực tế hỗn hợp) càng khiến xu hướng Immersive Learning phát triển mạnh mẽ hơn.

Hybrid Learning
Đây là một thuật ngữ xuất hiện nhiều trong thời gian đại dịch diễn biến phức tạp trên thế giới. Hybrid Learning hay Học tập kết hợp là khái niệm chỉ hoạt động dạy học đồng bộ đào tạo trực tuyến và đào tạo trực tiếp. Cả lớp học trực tiếp và lớp học ảo trên hệ thống sẽ diễn ra trong cùng một thời điểm.
Learning and Development – L&D
Ngày nay, nhiều đơn vị xem trọng kỹ năng làm việc thực tế hơn là bằng cấp. Vì vậy xu hướng đào tạo cho người đi làm, nhân sự tại các doanh nghiệp đang rất được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu cao trong việc nâng cấp kỹ năng thực hành của nhân viên. Trải nghiệm học được thiết kế gắn liền với công việc. Hay thậm chí là đào tạo ngay trong quá trình làm việc.
3 lĩnh vực giáo dục ứng dụng Edtech hiệu quả nhất hiện nay
Edtech trong giáo dục trẻ em
Còn ở trong độ tuổi hiếu động nên việc giáo dục trẻ không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là với các phương pháp truyền thống. Để tăng hiệu quả, các nhà làm giáo dục đã ứng dụng Edtech để tạo ra nhiều sự tương tác. Thúc đẩy việc học trở nên thú vị hơn.
Các bài học thường ở dạng trò chơi hoặc phần mềm học tập trực quan. Các đơn vị giáo dục và cha mẹ có thể số hóa trải nghiệm học của con theo nhiều cách. Ví dụ như những ứng dụng giáo dục. Hay các công cụ đa phương tiện từ văn bản, audio, video, hoạt hình,…
Tạo trải nghiệm học thú vị và linh hoạt với Microlearning!
Edtech trong giáo dục đại học
Chắn hẳn sau 2 năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch, bạn cũng nhận thấy Edtech được ứng dụng hiệu quả như thế nào trong đào tạo đại học. Các bài giảng hấp dẫn hơn với khi sinh viên được tương tác với công nghệ. Các bài kiểm tra giấy được thay bằng bài test digital.
Nền tảng học trực tuyến Edtech
Giờ đây, người học có nhu cầu chủ động nâng cấp bản thân qua các khóa học trực tuyến cao hơn nhiều. Nguyên nhân là vì họ có thể thu thập kiến thức dễ dàng và thuận tiện hơn, linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, còn có nhiều khóa học cung cấp chứng chỉ giúp họ nâng cấp CV. Ví dụ như các khóa học miễn phí của Google, Linkedin,…
Các doanh nghiệp Edtech thành công trên thế giới đã làm gì?
Byju’s
Byju’s được biết tới là một trong những thương hiệu lâu đời trong ngành. Byju’s vẫn đang lan rộng sự hiện diện trên thế giới với 150 triệu người dùng ứng dụng vào tháng 3/2022.
Ứng dụng của Byju’s cung cấp tài liệu học trực tuyến. Từ trẻ em 3-5 tuổi đến học sinh lớp 12. Cũng như tài liệu học tập cho sinh viên để chuẩn bị cho các kỳ thi đầu vào phổ biến ở Ấn Độ.
Blackboard
Blackboard là một trong những người khổng lồ trong ngành với tổng giá trị 700 triệu đô. Blackboard có nhiều loại sản phẩm và dịch vụ phục vụ giáo dục đại học, K-12, doanh nghiệp và chính phủ. Doanh nghiệp này cũng giúp các cơ sở giáo dục marketing, tuyển sinh, xây dựng LMS,..
Coursera
Một nền tảng MOOCs nổi tiếng kết nối người học với hơn 150 trường đại học. Cung cấp hơn 4000 khóa học về các lĩnh vực chủ đề khác nhau thông qua nền tảng di động và website. Họ cũng có các diễn đàn để người học trao đổi. Coursera có tổng cộng 82 triệu người dùng đăng ký (2021). Đại dịch chứng kiến sự gia tăng người dùng Coursera, khi nhiều người chọn học trực tuyến để lấy chứng chỉ hoặc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.

Chegg
Chegg được thành lập năm 2005, cho phép người dùng có thể dạy kèm trên nền tảng này. Hoặc giúp học sinh làm bài tập và tự học. Sinh viên cũng có thể mua, thuê và bán sách trên Chegg. Đến năm 2021, Chegg đã có 7,8 triệu người đăng ký.
Teachers Pay Teachers (TPT)
Đây là một công ty Edtech do các giáo viên tạo ra để tương tác với nhau. Cùng chia sẻ nội dung và công cụ phục vụ cho việc giảng dạy. Hiện tại, cộng đồng TPT có tới 7 triệu nhà làm giáo dục. Cùng hơn 5 triệu nội dung được tạo ra để hỗ trợ học sinh học tập cũng như học hỏi lẫn nhau.
Instructure
Instructure kết hợp LMS và MOOCs để cung cấp giải pháp giáo dục cho học sinh. Giáo viên có thể tạo các khóa học mới và phân bổ bài tập. Hiện đã có 30 triệu nhà làm giáo dục và người học, hơn 6000 tổ chức trên toàn cầu sử dụng Instructure.
Knewton
Knewton tập trung cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa cho người học thông qua công nghệ thích ứng (adaptive technology).
Knewton khuyến khích học tập thông minh bằng cách cho phép sinh viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của họ. Đồng thời giúp họ cải thiện những lĩnh vực còn yếu. Nền tảng này cũng cung cấp các báo cáo phân tích về hiệu suất của học sinh cho giáo viên.
Dreambox Learning
Điều làm cho Dreambox khác biệt so với các công ty Edtech khác là: trong khi những công ty khác tạo ra các giải pháp học tập toàn diện, họ lại tập trung giúp học sinh học toán bằng công nghệ.
Dreambox cho phép sinh viên học theo lộ trình riêng. Họ đã phân tích trình độ của sinh viên và sau đó đề xuất các khóa học để người học cải thiện các kiến thức còn yếu. Hiện tại, Dreambox có 3 triệu người dùng và đạt doanh thu 21,4 triệu USD.
Simplilearn
Simplilearn là một trong số ít các công ty Edtech cung cấp giải pháp giáo dục chuyên nghiệp. Bao gồm cả chứng chỉ nghề nghiệp cho những người hoàn thành các khóa học.
Simplilearn giúp nhân sự tại các doanh nghiệp nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực của họ. Giúp họ bắt kịp với những đổi mới trong lĩnh vực. Cũng như tìm kiếm triển vọng việc làm tốt hơn.
Donorschoose
Đây là một doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận ưu tiên việc học thực hành. Thông qua Donorschoose, sinh viên nhận được tài trợ từ các nhà tài trợ cho các dự án của họ.
Doanh nghiệp này sẽ kết nối các nhà tài trợ với sinh viên và giúp sinh viên tiếp tục dự án của mình mà không còn lo lắng về tài chính. Thông qua đó, Donorschoose tạo ra một môi trường học tập ứng dụng thực tế.
Go1
Đây là một doanh nghiệp được thành lập năm 2015. Họ chú trọng vào việc phát triển các thư viện tích hợp LMS và HRIS, tài liệu. Cũng như công cụ học tập từ một số nhà cung cấp đào tạo tốt nhất. Có hơn 1000 nội dung có sẵn trong thư viện từ khoảng 1000 nhà xuất bản và người sáng tạo, với nhiều nội dung hơn được thêm mới hàng tuần.
Udacity
Đây là một nền tảng MOOCs phổ biến cung cấp các khóa học về công nghệ. Họ giúp các nhân sự học tất cả các kỹ năng công nghệ cần thiết mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm ở nhân viên của họ. Tính đến năm 2020, Udacity có tổng cộng 14 triệu người dùng.
Kết luận về Edtech
Không thể phủ nhận vai trò của Edtech trong việc thay đổi quan niệm và cách thức đào tạo. Sự phát triển của công nghệ thông tin và AI cũng góp phần thúc đẩy Edtech phát triển.
Dự kiến ngành công nghiệp Edtech sẽ còn phát triển và phổ biến hơn nữa trong tương lai. Và trong những năm tới, chúng ta có thể chứng kiến thêm sự ra đời của nhiều doanh nghiệp Edtech mới.
Với những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, Oreka.Studio luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn qua các dự án Edtech tiềm năng trong tương lai. Liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn 1-1 các giải pháp tối ưu nhất!
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0906.244.804
- Website: www.Oreka.studio