Thiết kế website eLearning đang là nhu cầu được rất nhiều đơn vị đào tạo, chuyên gia, nhà huấn luyện,… quan tâm. Nguyên nhân là vì sự biến đổi không ngừng của xã hội. Nhu cầu và hình thức học tập cũng có sự thay đổi.
8 lý do bạn nên thiết kế website eLearning của riêng mình
Quy mô thị trường eLearning tăng trưởng mạnh
Từ năm 2001 – 2017, ngành công nghiệp học tập điện tử của doanh nghiệp đã tăng 900%. Theo số liệu thống kê:
Quy mô thị trường eLearning toàn cầu dự kiến sẽ đạt trên 300 tỷ đô vào năm 2025. Trong đó, Bắc Mỹ chiếm 40% thị trường học đào tạo trực tuyến với trị giá 120 tỷ đô.
Bên cạnh đó, 77% công ty tại Hoa Kỳ sử dụng các nền tảng trực tuyến để đào tạo nội bộ. Với mức độ tăng trưởng hiện tại, các chuyên gia mong đợi sự phát triển của nền tảng đào tạo online. Cũng như tiềm năng to lớn của các phần mềm giáo dục.
Nội dung bạn quan tâm: Vì sao nhiều doanh nghiệp chọn đào tạo nội bộ bằng Microlearning?
Sự chuyển đổi sang đào tạo trực tuyến
Sau 2 năm chịu tác động từ đại dịch, con người đã thích ứng bằng cách chuyển đổi dần sang làm việc, đào tạo từ xa và nhận thấy nhiều mặt tích cực. Vì vậy, phương pháp giáo dục truyền thống không còn được áp dụng cứng nhắc như trước. Ứng dụng eLearning được quan tâm nhiều hơn. Miễn là phù hợp với nội dung đào tạo và nhu cầu của học viên.

Website eLearning phù hợp với nhu cầu học tập của nhiều người
Các bài giảng eLearning có thể dễ dàng truy cập và học tập ở bất kỳ đâu theo lộ trình của riêng mình. Họ cũng có thể thảo luận và chia sẻ nội dung với các bạn học trên toàn cầu. Những người ham học hỏi cũng có thể đăng ký tham gia thêm các khóa học vào buổi tối hoặc cuối tuần.
Thuận tiện cho người học trong quá trình ôn tập
Học viên có thể truy cập không giới hạn vào các bài giảng eLearning. Nghe lại nội dung nhờ chức năng record. Ưu điểm này có vai trò lớn cho nhiều học viên trong thời gian ôn tập, thi cử.
Đơn vị đào tạo cập nhật và nâng cấp nội dung bài giảng dễ dàng hơn
Các tài liệu nghiên cứu được in ra thường tốn kém cũng như thời gian để cập nhật và chỉnh sửa. Trong khi nhiều kiến thức thay đổi mỗi ngày. Trong khi đó, các bài giảng eLearning được đăng tải trên nền tảng kỹ thuật số. Vì vậy quản trị viên có thể dễ dàng update dễ dàng, nhanh chóng.
Phí duy trì thấp hơn lớp học truyền thống
Khi triển khai đào tạo trực tuyến, đơn vị đào tạo sẽ chi các khoản phí thiết kế website eLearning, xây dựng nội dung, tài liệu giảng dạy, làm video,… Tuy nhiên, các khoản phí này thường chỉ chi trả một lần.
Bạn có thể đào tạo nhiều lần nhưng chi phí lại chỉ bằng 1 lần.

Trong khi đó, các khoản phí duy trì lớp học truyền thống nhiều hơn. Cần phải chi trả hàng tháng. Ví dụ như điện, bảo trì tài sản và các thiết bị giảng dạy. Chi phí wifi. Chi phí cho nhân sự, trợ giảng,…
Thiết kế website eLearning giúp quản lý đào tạo dễ dàng và thông suốt
Khi thiết kế website eLearning, hệ thống theo dõi lộ trình học tập, đo lường và phân tích hiệu quả đào tạo sẽ được tích hợp trên website theo yêu cầu. Vì vậy, đơn vị đào tạo có thể theo dõi lộ trình của các học viên, thời gian học. Cũng như các biểu đồ thống kê kết quả học tập trực quan.
Tăng thêm thu nhập từ các khóa học trực tuyến
Ngày nay, nhu cầu học thêm các kiến thức và nâng cao kỹ năng của con người đã tăng lên rất nhiều. Nếu bạn là một nhà huấn luyện hay chuyên gia, nhà tư vấn đã xây dựng được thương hiệu cá nhân. Bạn có thể suy nghĩ đến việc chuyển tải nội dung đào tạo lên các khóa học eLearning. Bạn sẽ không mất nhiều thời gian đứng lớp, các khoản phí duy trì lớp học. Mà vẫn có thể tiếp cận được nhiều học viên và gia tăng thu nhập.
Thúc đẩy hiệu quả lớp học trực tuyến của bạn bằng Interactive Learning!
4 bước thiết kế website eLearning dễ hiểu nhất
Bước 1: Chọn mô hình hoạt động
Chọn dạng trang web eLearning
Video: Video là dạng nội dung phổ biến nhất. Mang lại khả năng học nhanh, linh hoạt và hiệu suất hơn văn bản. Ví dụ về dạng này là Ted Videos hoặc Teacher Tube.
Thư viện số: Cung cấp nội dung bài giảng ở nhiều định dạng digital. Người dùng cũng dễ dàng truy cập vào tài liệu. Ví dụ như ebook, video, hình ảnh tại các trang Google Books và World Digital Library.
Học ngoại ngữ: Những nền tảng này cho phép học ngoại ngữ online. Mọi người trên toàn thế giới có thể kết nối với người bản ngữ hoặc gia sư. Ví dụ như Duolingo và Busuu.
Trải nghiệm học tập phức tạp tích hợp LMS: Cho phép sinh viên và người dạy tổ chức lớp học từ ảo trong thời gian thực. Bài học trực tuyến được tổ chức bằng cách sử dụng video call hoặc trò chuyện online. Ví dụ: Zoom và Google Hangouts.
How-to: Loại website eLearning này trả lời các câu hỏi dưới dạng hướng dẫn. Hình thức là các bài viết có hình ảnh hoặc ảnh chụp màn hình, video hướng dẫn từng bước thực hiện. Ví dụ: WikiHow và EHow.

Chọn mô hình kinh doanh
Freemium: Người dùng sẽ được truy cập vào các bài học miễn phí nhưng hạn chế số lượng. Nếu muốn được truy cập vào toàn bộ tài liệu hoặc nhận chứng chỉ. Họ cần mua một tài khoản trả phí.
Subscription: Người dùng sẽ đăng ký tài khoản theo gói trả phí hàng tháng hoặc hàng năm. Sau đó họ được truy cập không giới hạn vào tất cả khóa học, tài liệu, diễn đàn,…
Advertising: Bạn có thể chạy chiến dịch quảng cáo cost-per-click hoặc cost-per-view và hiển thị quảng cáo từ các đối tác lĩnh vực giáo dục của mình.
Sponsored courses: Bạn có thể tính phí các tổ chức giáo dục khác để quảng cáo về các lớp học của họ ở đầu kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Lập danh sách các tính năng cần phát triển khi thiết kế website eLearning
Các tính năng sẽ giải quyết các nhu cầu của người dùng. Các tính năng này cũng phụ thuộc vào mô hình và mục tiêu của bạn. Dưới đây là gợi ý về một số tính năng cơ bản khi thiết kế website eLearning:
Đăng ký và đăng nhập: Để bắt đầu sử dụng, người dùng cần có một tài khoản để đăng nhập và quản lý thông tin. Quy trình đăng ký nên gọn và nhanh chóng.
User profile: Cho phép người dùng setup hình ảnh và các thông tin liên quan, quản lý khóa học,… Đối với profile của người dạy cần có thêm mục thể hiện kinh nghiệm, bằng cấp và các khóa học đã xuất bản.
Công cụ tìm kiếm: Giúp người dùng tìm kiếm khóa học, người dạy hoặc tài liệu,… Bạn có thể cài đặt tìm kiếm năng cao bao gồm danh mục, bộ lọc, từ khóa đề xuất,…
Trang khóa học eLearning: Mỗi khóa học sẽ có một trang mô tả chi tiết, bản demo, nội dung tóm tắt khóa học. Nếu có thể, cần thể hiện chi phí của khóa học và có khu vực cho người dùng đánh giá.
Chỉnh sửa khóa học: Tính năng này cho phép người dạy quản lý hệ thống học tập và chỉnh sửa nội dung, các bài kiểm tra,…
Hệ thống thông báo: Có chức năng nhắc nhở về thời hạn hoặc đề xuất chương trình, tài liệu phù hợp,… kích thích người học tiếp tục tham gia. Thông báo ngắn gọn, tối đa 30 từ trong email và 15 từ trong tin nhắn.
Hệ thống thanh toán: Xây dựng hệ thống thanh toán rõ ràng, dễ hiểu. Có các phương thức thanh toán đa dạng cho người dùng.
Bước 3: Thiết kế giao diện UI/UX
Cấu trúc trang web trực quan, dễ sử dụng
Theo khảo sát của Hubspot:
76% người dùng cho rằng cấu trúc trang web trực quan là yếu tố quan trọng nhất để họ bắt đầu sử dụng.

Vì vậy, thiết kế website eLearning cần phải tối ưu với người dùng. Giúp họ dễ dàng tìm kiếm các thông tin mà họ cần với hệ thống lọc nâng cao và đặt các tính năng quan trọng trên trang chủ. Loại bỏ các danh mục không cần thiết.
Giao diện thân thiện, hấp dẫn
Màu sắc, font chữ, hình ảnh sinh động sẽ tạo ấn tượng cho người dùng về website eLearning của bạn. Đừng khiến người dùng bỏ qua trang web của bạn chỉ vì giao diện nhàm chán.
Giao diện người dùng sạch sẽ, đơn giản và cấu trúc trang web tối ưu là hai chìa khóa cho bất kỳ nền tảng học tập điện tử sinh lợi nào.
Làm nổi bật thông điệp về những giá trị khác biệt mà bạn mang lại cho khách hàng
Hãy trình bày nội dung làm rõ các giá trị khác biệt tại website eLearning của bạn một cách ngắn gọn, độc đáo và đi vào trọng điểm. Người dùng Internet rất bận rộn. Nếu các USP không được tìm thấy nhanh chóng, họ sẽ bỏ qua.
Bước 4: Chọn giải pháp, lập trình và triển khai thiết kế website eLearning
Có 3 hướng lựa chọn với những ưu, nhược điểm riêng.
Phát triển một nền tảng riêng từ đầu: Nếu bạn muốn website eLearning của mình có những chức năng đặc thù, bạn có thể phát triển riêng một nền tảng.
- Ưu điểm: Dễ dàng tùy biến theo nhu cầu riêng.
- Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí và thời gian để phát triển.
Phát triển từ nền tảng có sẵn như Moodle, Wordpress: Tận dụng các mã nguồn mở như Moodle, Wordpress với các plugin miễn phí là một cách xây dựng trang web đơn giản.
- Ưu điểm: Thời gian triển khai nhanh và có chi phí phù hợp hơn.
- Nhược điểm: Cần tìm được 1 đối tác có kinh nghiệm nếu muốn tùy biến theo nhu cầu riêng mà không ảnh hưởng đến lõi chung của nền tảng.
Xem thêm cách tạo khóa học trên Moodle!
Sử dụng những giải pháp cloud
- Ưu điểm: Thời gian triển khai rất nhanh, chi phí đầu tư ban đầu thấp.
- Nhược điểm: Rất khó để tùy biến theo nhu cầu riêng. Bị phụ thuộc vào bên cung cấp giải pháp. Chi phí về lâu dài đắt đỏ hơn, dữ liệu nằm trên hệ thống của bên khác.
Thiết kế website eLearning ngay từ hôm nay
Giáo dục trực tuyến không còn là một ý niệm mới. Với sự thay đổi của thế giới, đó là một điều gần như bắt buộc khi phương pháp này thể hiện được nhiều ưu điểm trong thực tại. Bây giờ là lúc bạn cần nghiêm túc suy nghĩ và bắt tay vào việc thiết kế website eLearning.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục cùng đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến, thiết kế trải nghiệm website eLearning, Oreka.Studio có giải pháp tối ưu mục tiêu và ngân sách mà bạn đang tìm kiếm cho trang web giáo dục của riêng mình.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch thiết kế website eLearning ngay hôm nay!
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 0906.244.804
- Website: www.Oreka.studio