Các hoạt động đào tạo ngày càng tập trung và lấy người học làm trung tâm. Trong đó có Interactive Learning. Vậy phương pháp này tổ chức như thế nào và đem lại lợi ích ra sao? Oreka.Studio đã tổng hợp và chia sẻ với bạn qua bài viết dưới đây.
Mô hình ICAP – Tiền đề của Interactive Learning
4 cấp độ của sự tương tác trong học tập
Mô hình ICAP được đưa ra bởi 2 tác giả Chi và Wylie vào năm 2014. Theo tác giả, hành động và suy nghĩ của người học được phân thành bốn cấp độ:
– Cấp độ Thụ động (Passive): Người học chỉ tiếp nhận thông tin mà không đưa ra bất kỳ tương tác, phản hồi nào. Ví dụ: nghe giảng, xem video đào tạo.
– Cấp độ Chủ động (Active): Người học bắt đầu có tương tác phản hồi cơ bản với bài giảng của giáo viên. Ví dụ: Ghi chú lại lời giảng, tua lại 1 đoạn video đào tạo.
– Cấp độ Xây dựng (Constructive): Người học bắt đầu tư duy liên kết những thông tin mà giáo viên đưa ra với những tri thức, kinh nghiệm của bản thân. Sau đó, họ đưa ra những những quan điểm, những ý tưởng của riêng mình.
– Cấp độ Tương tác (Dialoguing): Thông qua các hoạt động như thảo luận và thuyết trình, người học sẽ tương tác với giáo viên, với những học viên khác. Mục đích là chia sẻ và hoàn thiện hơn nữa những quan điểm, những ý tưởng mà họ đã hình thành ở cấp độ Xây dựng.

Hoạt động học tập tương ứng tại 4 cấp độ
Dựa trên khung mô hình 4 cấp độ ICAP. Người dạy sẽ đưa vào những hoạt động giúp học sinh học tập hiệu quả nhất. Ví dụ:
Cấp độ | Hình thức giảng dạy và học tập |
Thụ động | Giáo viên đóng gói bài giảng thành blog, podcast, video.Người học lựa chọn hình thức phù hợp và có thể xem lại mọi lúc, mọi nơi. |
Chủ động | Giáo viên yêu cầu học sinh ghi chú, note lại những thông tin quan trọng trong buổi học. Tổ chức các buổi thảo luận để học sinh ghi nhớ nội dung bài. |
Xây dựng | Giáo viên yêu cầu học sinh sẽ bản đồ tư duy hoặc viết blog, quay video, làm podcast nhằm khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến cá nhân về bài giảng. |
Tương tác | Giáo viên đưa ra bài tập nhóm để học sinh cùng thảo luận, đào sâu kiến thức, tạo ra các ý tưởng mới, đồng thời hoàn thiện kỹ năng teamwork. |
Dựa theo mô hình ICAP chúng ta cũng có thể chia Active Learning thành 3 cấp độ:
– Cấp độ chủ động (Active Level)
– Cấp độ xây dựng (Constructive Level)
– Cấp độ tương tác (Interactive Level)
Tìm hiểu về Interactive Learning – Học tập tương tác
Interactive Learning (Học tập tương tác) là một trong những dạng Active Learning (Học tập chủ động). Interactive Learning thuộc cấp độ 3. Phương pháp này tập trung vào các hoạt động đào tạo dựa trên tương tác nhóm, tương tác xã hội. Đồng thời kết hợp với sự định hướng của giáo viên. Hiểu một cách đơn giản:
Interactive Learning là học tập cần sự tham gia của học sinh.
Các hoạt động đào tạo được thiết kế sao cho tạo môi trường khuyến khích học sinh mạnh dạn đào sâu những quan niệm, ý tưởng của chính mình.

Với Interactive Learning, các hoạt động mang tính chất “bài tập về nhà” như nghiên cứu, giải quyết các vấn đề thực tế được thực hiện trên lớp theo hình thức nhóm. Song song với đó, các hoạt động “lớp học” truyền thống, như nghe giảng lý thuyết lại được thực hiện ở nhà thông qua các kênh trực tuyến. Nhờ đó, học sinh luôn đến lớp với sự tò mò, háo hức và tràn đầy năng lượng.
Để làm được điều đó, Interactive Learning cần kết hợp hiệu quả cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Mục đích nhằm tạo nên trải nghiệm tuyệt vời nhất với người học.
Tại sao cần áp dụng Interactive Learning trong đào tạo
Không nằm ngoài dòng chảy của sự đổi mới. Đã đến lúc những nhà làm giáo dục cần cập nhật và áp dụng các phương pháp học tập mới hấp dẫn hơn như Interactive Learning. Phương pháp này đã được chứng minh mang lại hiệu quả cao hơn nhiều lần. Đặc biệt là không có nhiều yêu cầu về chuyên môn cao ở người dạy.
Đối với người học, Interactive Learning mang lại 8 lợi ích về:
Interactive Learning rèn luyện kỹ năng ra quyết định
Một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tham gia vào cả công việc và đào tạo là trao quyền để họ đưa ra quyết định tốt hơn. Kết hợp Interactive Learning với VR, AR và MR. Nhằm tạo cơ hội cho người học xử lý tình huống với cảm xúc giống như thật. Từ trải nghiệm đó, họ có thêm kinh nghiệm khi quyết định các tình huống thật trong đời sống.
Không ngừng hoàn thiện nhờ quá trình tiếp nhận và phản hồi liên tục
Với Interactive Learning, người học có cơ hội phản hồi liên tục trong suốt quá trình học. Người học có thể mắc lỗi hoặc đưa ra câu trả lời sai. Tuy nhiên sau đó họ được hiểu rõ ràng nguyên nhân vì sao và nhớ kiến thức lâu hơn.
Các phương pháp học tập truyền thống thường chỉ truyền đi thông tin một chiều. Người học rất khó có cơ hội để phản hồi ngay lập tức, thường chỉ vào cuối buổi học.
Bên cạnh đó, những phản hồi của người học cũng góp phần hoàn thiện nội dung đào tạo hơn. Dựa trên việc đánh giá phản hồi, nhu cầu học tập. Điều này khác với hình thức học truyền thống. Khi phản hồi từ người học là kết quả bài kiểm tra cuối môn hoặc ghi chú trong học bạ của học sinh.
Học tập tương tác thúc đẩy sáng tạo
Interactive Learning khuyến khích mọi thứ phát triển, cũng như tư duy của người học. Thông qua việc để họ tự mình khám phá kiến thức. Môi trường học tập thú vị như phòng thí nghiệm, bàn tròn, phòng sinh học,… góp phần kích thích trí tưởng tượng của người học.

Mức độ tương tác của người học cao hơn
Interactive Learning mang lại trải nghiệm học tập được cá nhân hóa, khuyến khích người học tương tác nhiều hơn. Thông qua việc chơi trò chơi, nhập vai,… người học cảm thấy hứng thú hơn khi tham gia lớp học. Người học cũng hiểu rõ bài giảng hơn thông qua các hoạt động tương tác.
Người học tiếp thu và nhớ kiến thức lâu hơn
Không phải tất cả người học đều có thể ghi nhớ tài liệu nếu không có bối cảnh cụ thể và phù hợp. Học tập tương tác đưa người học vào không gian học tập thú vị hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Điều này dẫn đến việc người học nhớ lại kiến thức tốt hơn. Hiểu bài rõ hơn và có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn.
Interactive Learning kích thích động lực học tập
Nội dung thu hút sự chú ý là không đủ. Phải làm sao để người học cảm thấy muốn học, muốn nắm lấy kiến thức. Thay vì học như một nhiệm vụ mà họ phải làm, không có động lực học tập.
Áp dụng Interactive Learning, người học sẽ có động lực tham gia và rèn luyện. Thay vì phải thuyết trình, họ được tham gia các trò chơi. Người học sẽ gắn bó và có động lực hơn nếu việc đào tạo tích hợp tính tương tác. Đồng thời, họ được cho cơ hội để sáng tạo trong quá trình học.
Khả năng đo lường đánh giá mức độ hiệu quả tốt hơn
Các chương trình Interactive Learning ứng dụng công nghệ cho phép phát triển cá nhân, hỗ trợ cá nhân hóa trong quá trình học. Đồng thời hệ thống hóa dữ liệu, hỗ trợ quản lý hành trình học tập. Việc quản lý các mục tiêu học tập được thực hiện dễ dàng hơn. Từ đó giải phóng thời gian cho người dạy.

Dễ dàng tùy biến và linh động nên có thể học mọi lúc, mọi nơi
Interactive Learning có thể được phát triển trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, mang lại trải nghiệm linh hoạt. Người học có thể dễ dàng sắp xếp buổi học vào lịch trình của mình. Chỉ cần mang theo các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, ipad,… họ có thể học ở bất cứ đâu.
Theo khảo sát của Statista, có khoảng 61,3 triệu smartphone đang được sử dụng tại Việt Nam (chiếm ⅔ dân số) và nằm trong top 10 quốc gia có số lượng smartphone cao nhất.
4 phương pháp ứng dụng Interactive Learning trong lớp học đơn giản nhất
Phương pháp Think, Pair, Share
Phương pháp này được tổ chức như sau:
- Think (Suy nghĩ): giáo viên sẽ đưa ra 1 nhiệm vụ và yêu cầu học sinh dành thời gian suy nghĩ về nhiệm đó.
- Pair (Ghép cặp): Sau đó học sinh sẽ được ghép đôi với 1 bạn khác để thảo luận về những điều mình đã suy nghĩ.
- Share (Chia sẻ): Cuối cùng, học sinh sẽ chia sẻ với cả lớp về kết quả thảo luận.
Phương pháp Problem-Based Learning
Khi sử dụng phương pháp này, người dạy sẽ đưa ra một tình huống thực tế liên quan đến những nội dung đang được giảng dạy. Từng học viên rồi từng nhóm sẽ đưa ra các giải pháp cho tình huống đó. Người dạy sẽ dùng các kỹ thuật đặt câu hỏi trong khai vấn để khuyến khích người học đào sâu suy nghĩ nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất.

Phương pháp One minute paper
Trong quá trình dạy, người dạy sẽ đưa ra một chủ đề đơn giản. Người học sẽ có 1 phút để viết về chủ đề đó. Khi viết xong, người học sẽ chia sẻ về những gì mình đã viết theo cặp hoặc nhóm.
Phương pháp này vừa giúp tất cả học sinh được nói lên quan điểm của chính mình, vừa tạo cơ hội cho những cuộc tranh luận giữa học sinh diễn ra theo một cách tự nhiên.
Sử dụng Interactive Notebook
Interactive Notebook là công cụ giúp người học tìm được sự kết nối giữa kiến thức và kỹ năng. Sau quá trình tìm hiểu, họ sẽ trình bày lại kiến thức đó theo cách riêng.
Khác với cách ghi chép thông tin thông thường. Để đưa thông tin vào Interactive Notebook người học phải tương tác với nhiều đối tượng. Từ các văn bản, hình ảnh đến bạn học và giáo viên. Người học sử dụng cả hai bán cầu não phải và trái để sắp xếp, phân loại và triển khai kiến thức mới một cách sáng tạo.
Kết luận
Interactive Learning giúp tăng sự tương tác, từ đó kích thích hứng thú học tập và mang lại nhiều lợi ích về tư duy cho người học. Bên cạnh đó, cách tổ chức lớp học với Interactive Learning không khó. Chính vì những ưu điểm đó mà phương pháp này đang ngày càng được ưa chuộng trong các hoạt động đào tạo.
Oreka.Studio là đơn vị tiên phong trong sáng tạo các giải pháp E-Learning theo hướng tương tác. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đào tạo và sản xuất nội dung, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành các doanh nghiệp, nhà tư vấn, đơn vị giáo dục,… tìm ra giải pháp toàn diện.
Liên hệ với Oreka.Studio để nhận được những tư vấn hữu ích nhất liên quan đến giải pháp Interactive Learning.
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 0906.244.804
- Website: www.Oreka.studio