Có phải bạn đang gặp khó khăn khi học viên của mình tỏ ra không hứng thú trong tiết học? Hãy cùng Oreka.Studio đi tìm lời giải qua khái niệm về Learning Design.
Tìm hiểu về khái niệm Learning Design
Learning Design là một lĩnh vực chuyên về thiết kế trải nghiệm học tập. Ví dụ như:
- Đề xuất mô hình sư phạm phù hợp nhất với người học.
- Thiết kế cấu trúc và trình tự bài giảng tối ưu.
- Tần suất của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
- Lựa chọn những công nghệ phù hợp với người học.
Trải nghiệm học đó có thể là các khóa học offline & online, chương trình huấn luyện, app và game giáo dục,…
Để tạo ra những trải nghiệm học hiệu quả, hấp dẫn nhất với người học. Learning Designer – nhân sự phụ trách mảng Learning Design cần phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực:
- Learning Science: Khoa học về lĩnh vực đào tạo.
- Learning Design Process: Quy trình thiết kế trải nghiệm học.
- User Experience: Trải nghiệm người dùng.
- Media: Video, audio, infographics, slides, interactive media…
- Digital tools: Các công cụ hỗ trợ học tập.
Learning Design và Instructional Design có gì khác nhau?
Learning Design và Instructional Design là 2 khái niệm hay dùng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, có 1 khác biệt rất cơ bản giữa 2 khái niệm này mà chúng ta phải hiểu rõ:
- Instructional Design: Tập trung vào giáo viên, những gì họ làm và cách họ giảng dạy, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn tài liệu.
- Learning Design: Tập trung nhiều hơn vào người tiếp nhận bài học, tức là người học (Learner-Centered Design), những gì họ làm và cách họ tiếp thu kiến thức. Learning Design lấy người học và phong cách học tập của họ để làm cơ sở cho việc giảng dạy.

Sự khác biệt này nhắc nhở chúng ta rằng:
Trọng tâm của việc đào tạo là giúp mọi người học hỏi, chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp các tài liệu giảng dạy.
Tại sao chúng ta cần ứng dụng Learning Design trong lớp học?
Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
Các bài học Learning Design dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của người học để tùy chỉnh nội dung giảng dạy bất cứ lúc nào. Learning Design cũng áp dụng các tình huống thực tế vào bài giảng. Mục đích để tạo điều kiện học tập bằng cách sử dụng kiến thức trong tài liệu kết hợp với những khái niệm mà người học đã biết và đã hiểu. Điều này tạo ra những trải nghiệm học tập phù hợp, hấp dẫn và dễ nhớ hơn cho người học.
Gia tăng hiệu quả đào tạo
Learning Design xác định các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được. Toàn bộ thiết kế của một chương trình và từng thành phần của bài giảng đều dựa trên những mục tiêu này. Vì vậy, Learning Designer sẽ cân nhắc để cắt bớt các nội dung không cần thiết. Đồng thời tạo ra mối liên kết chặt chẽ hơn giữa chương trình học và hiệu suất thực tế. Từ đó tạo ra các bài học đa dạng có khả năng ứng dụng ngay lập tức. Qua đó, việc áp dụng Learning Design giúp đảm bảo rằng thời gian của người học được dành cho những trải nghiệm học tập hiệu quả và thú vị.
Tìm hiểu về Active Learning - Học tập tích cực tại đây!
Tạo ra 1 trải nghiệm nhất quán
Trong Learning Design, tính “nhất quán” không có nghĩa là sử dụng lặp đi lặp lại cùng một tài liệu. Tính nhất quán có nghĩa là khả năng tuân thủ quy trình và đảm bảo tính toàn vẹn của chương trình giảng dạy mọi lúc. Learning Design có thể thích ứng với nhu cầu cụ thể bằng cách cung cấp tùy chỉnh các phiên bản, nhưng vẫn có tính nhất quán.
Tiết kiệm chi phí cho người học
Learning Design đơn giản hóa việc học cho người học. Thông qua việc lập kế hoạch đào tạo cẩn thận. Người dạy có thể xác định cách hiệu quả nhất để học viên có thể tiếp thu kiến thức. Kết quả là quá trình học tập được rút ngắn. Các mục tiêu được đáp ứng dễ dàng hơn và các nguồn lực được sử dụng tối đa. Người học sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về di chuyển, học phí từ các buổi học được cắt bớt,…

Kích thích mức độ tương tác của người học
Learning Design lấy người học làm trung tâm, quan tâm tới mức độ tiếp thu kiến thức. Vì vậy người dạy sẽ sử dụng các chiến lược tương tác để khuyến khích người học tham gia vào buổi học thay vì chỉ ngồi nghe giảng thụ động.
Không giống như các chương trình đào tạo khác chỉ lấy giảng viên làm trung tâm. Learning Design có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau trong suốt quá trình.
Ví dụ như các chuyên gia về chủ đề của buổi học, giảng viên, người học v.v. Các phương pháp giảng dạy và tài liệu học tập khác nhau được kết hợp nhằm kích thích người học tương tác. Từ đó, giảng viên cũng có cơ sở để đánh giá những kiến thức mà học viên đã tiếp thu được.
Đọc thêm: Interactive Learning là gì? Lợi ích và hướng dẫn triển khai
Hướng dẫn quy trình 9 bước triển khai thiết kế trải nghiệm học tập (Learning Design)
Bước 1: Xác định mục tiêu.
Mục tiêu của mỗi tổ chức đào tạo là khác nhau. Vì vậy, bước đầu tiên là phác thảo đối tượng và ghi lại các mục tiêu, động lực để tổ chức đào tạo của bạn hướng đến. Khi xác định được những mục tiêu đó, bạn có thể lập kế hoạch bám sát.
Bạn có muốn tăng gấp đôi số học viên hoàn thành chương trình đào tạo? Hay giảm một nửa chi phí khóa học? Bạn muốn phân biệt các khóa học của bạn với đối thủ cạnh tranh khác?
Bước 2: Xác định được cơ hội và thách thức của thị trường
Nhiều đơn vị đào tạo chưa nắm bắt rõ ràng về các cơ hội hay những thách thức từ thị trường mà họ phải đối mặt. Điều này khiến họ dễ vuột mất cơ hội để vươn lên. Hoặc dễ chịu tác động tiêu cực khi không có phương án dự phòng rủi ro.
Vì vậy, cơ hội và thách thức là hai trong bốn yếu tố của ma trận SWOT mà mỗi đơn vị đào tạo cần phân tích để nắm bắt tổng quan thị trường. Nắm rõ hai điều này, bạn cũng sẽ có cơ sở để thực hiện các hoạt động chiến lược tiếp theo. Ví dụ như đổi mới trong học tập và công nghệ, chuyển đổi mô hình có quy mô phù hợp,…

Bước 3: Xác định tập người học mục tiêu
Người học là một thành phần quan trọng trong khóa học của bạn. Vì vậy chắc chắn bạn phải hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình. Thông qua tìm kiếm, khảo sát,… bạn sẽ tìm cách để hiểu tập đối tượng đó. Họ đang mong muốn học kiến thức và kỹ năng gì? Họ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Động lực học tập, pain point,… Đây chính là chìa khóa để bạn tìm ra giải pháp Learning Design hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của người học. Từ đó thu hút họ tham gia và gia tăng hiệu quả học tập.
Bước 4: Xác định nội dung đào tạo
Từ việc hiểu rõ tập người học mục tiêu, Oreka.Studio tin rằng giờ đây bạn đã có dữ liệu để nghiên cứu các chủ đề học tập mà bạn sẽ cung cấp cho người học. Đối với mỗi chủ đề, bạn cần xác định quá trình học sẽ hấp dẫn như thế nào? Mục tiêu học tập của chủ đề là gì? Bạn sẽ tổ chức lớp học như thế nào?
Bước 5: Đánh giá thực trạng hiện tại
Điều tiếp theo bạn cần làm là đánh giá thực trạng các vấn đề xoay quanh bài giảng. Cũng như khả năng đáp ứng về công nghệ của tổ chức giáo dục trong các tiêu chí về: mục tiêu, nhu cầu của người học, chương trình giảng dạy và phương pháp dạy hấp dẫn,…
Bước 6: Lập kế hoạch Learning Design sơ bộ
Sau các bước nghiên cứu, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu lên kế hoạch sơ bộ. Bản kế hoạch bao gồm:
- Bản tóm tắt về cơ hội trên thị trường.
- Đề xuất các chủ đề học tập.
- Đề xuất mô hình phù hợp với thực trạng về khả năng công nghệ của đơn vị.
- Kế hoạch điều phối, các bước thiết kế, phát triển và thực hiện dựa theo kết quả nghiên cứu.
- Ước tính các chi phí liên quan.
- …
Lưu lại kiến thức về Công nghệ giáo dục (Edtech)!
Bước 7: Lựa chọn chuyển đổi một số khóa học sẵn có
Chuyển đổi một số nội dung khóa học hiện đang có sẵn của bạn là điểm khởi đầu tốt nhất để phát triển nội dung eLearning và là cách tốt nhất để nhanh chóng giành ưu thế. Bạn có thể bóc tách khóa học của mình để phân tích nội dung. Từ đó đề xuất cách thiết kế trải nghiệm học tập phù hợp nhất.
Bước 8: Thiết kế các khóa học mới
Sau khi đã tận dụng các bài giảng sẵn có, bạn có thể bắt đầu mở rộng khóa học với các danh mục mới càng nhiều càng tốt với phương pháp học tập kết hợp (Blended Learning). Learning Designer cũng tham gia vào dự án để tạo ra các trải nghiệm học tập cho topic mới. Họ có thể tham gia như một phần của chiến lược Learning Design tổng thể, hoặc chỉ là một phần công việc độc lập.

Bước 9: Xây dựng đội ngũ vận hành Learning Design lâu dài
Điều làm nên sự khác biệt giữa khóa học của bạn và đối thủ là chất lượng nội dung. Vì vậy để chạy đường dài, các đơn vị giáo dục cần phải xây dựng một đội ngũ theo sát và thấu hiểu chương trình đào tạo, cũng như có khả năng tự xây dựng các mô-đun eLearning hiệu quả.
4 kiến thức nền tảng khi triển khai Learning Design
Learning Science
Learning Science là một thế giới rất rộng. Tuy nhiên để triển khai Learning Design bạn sẽ cần tập trung vào các kiến thức về:
- Learning Theories: Lý thuyết học tập ảnh hưởng tới quyết định của các Learning Designer về cách thiết kế môi trường học tập. Lý thuyết sẽ lý giải tại sao việc học tập diễn ra đúng như chủ đích của Learning Designer. Các lý thuyết bạn cần quan tâm là Behaviorism, Cognitivism (Các tài liệu và hoạt động học tập tối ưu giúp ích cho việc ghi nhớ kiến thức), Constructivism (Người học sẽ học tích cực khi họ được trải nghiệm và tham gia xây dựng kiến thức của riêng mình),…
- Learning Strategies: Chiến thuật học tập. Không phải lúc nào “Cần cù bù thông minh” cũng phù hợp. Việc học như một cái máy sẽ không đem lại hiệu quả xứng đáng với công sức bỏ ra. Một số chiến lược như Advance Organizer, Anchored Instruction, Discovery Learning,…
- Multimedia Learning Principles: Nguyên tắc học đa phương tiện là phần quan trọng không thể bỏ qua khi xu hướng eLearning phát triển như hiện nay.
User Experience Design
Theo khảo sát của Hubspot:
76% người dùng cho rằng cấu trúc trang web trực quan là yếu tố quan trọng nhất để họ bắt đầu sử dụng.
Có thể thấy, thiết kế trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng. Một chi tiết nhỏ cũng có thể khiến người dùng thấy bất tiện và tích tụ sự tiêu cực. Nghiên cứu và lựa chọn các tính năng phù hợp với website eLearning của bạn, mang đến trải nghiệm tương tác tuyệt vời cho người dùng. Có thể bạn không phụ trách phần UX. Tuy nhiên bạn vẫn cần nắm sơ bộ về lĩnh vực này để đề xuất ý tưởng và tham gia thảo luận với UX Designer.
Learning Design Models
Mô hình giống như một khung xương để phát triển các tài liệu giảng dạy. Nó giúp Learning Designer tạo nên cấu trúc và ý nghĩa cho tài liệu học tập, đảm bảo mục đích đào tạo. Một số mô hình phổ biến là Iterative ADDIE, SAM, Human-centered design (lấy con người làm trung tâm).
Không cần phải áp dụng cứng nhắc một mô hình. Khi đã có sự trải nghiệm nhất định kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, bạn sẽ biết cách kết hợp linh hoạt các mô hình sao cho phù hợp với khóa học trực tuyến nhất.
Project Management
Kỹ năng quản lý dự án, bám sát tiến độ công việc đúng theo kế hoạch. Kỹ năng này có ý nghĩa thiết thực trong mọi công việc khi triển khai Learning Design. Đặc biệt, đối với người leader của team thì kỹ năng này là rất quan trọng.
Ngoài những kiến thức trên, người làm Learning Design cũng cần nâng cấp bản thân với các kỹ năng khác. Ví dụ như kỹ năng lên kế hoạch, sáng tạo, kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế biểu đạt nội dung kiến thức, theo dõi và cập nhật các phương pháp đào tạo tiên tiến,… Sự kết hợp của kiến thức và kỹ năng luôn được đổi mới sẽ nâng cao trải nghiệm của người học.
Kết luận
Learning Design sẽ giúp học viên của bạn tương tác nhiều hơn và gia tăng hiệu quả đào tạo. Hy vọng với hướng dẫn 9 bước triển khai thiết kế trải nghiệm học tập trên. Bạn có thể ứng dụng hiệu quả trong khóa học của mình.
Nếu bạn cần tư vấn 1-1 về giải pháp tối ưu nhất, liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
- Hotline: 0906.244.804
- Website: www.Oreka.studio
Và đừng quên theo dõi blog của Oreka.Studio thường xuyên để cập nhật các kiến thức hữu ích về Learning Design, EdTech, eLearning, Moodle,…