Microlearning là hình thức đào tạo hấp dẫn trong kỷ nguyên E-Learning. Với nội dung cô đọng và có thể thực hành ngay, phương pháp này đem lại hiệu suất học cao so với các bài giảng truyền thống.
Định nghĩa về Microlearning?
“Microlearning” được ghép từ “micro” và “learning”. Đây là hình thức học tập qua các bài học được tách nhỏ với thời gian ngắn. Mỗi bài học có thời gian dưới 10 phút, thường là 3-7 phút.
Các bài học Microlearning được thiết kế phù hợp với dự án hay khóa học ngắn hạn theo một thông điệp/ mục tiêu đơn giản cụ thể. Khối kiến thức lớn sẽ được chia thành từng phần nhỏ. Khai thác nhiều khía cạnh của chủ đề, ứng dụng vào một nhiệm vụ cụ thể.
Cơ sở khoa học của Microlearning
Vào giữa những năm 1880, nhà Tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus đã nghiên cứu và công bố khái niệm về Đường cong Lãng quên – minh họa lượng thông tin mà bộ não có thể lưu giữ theo thời gian, cũng như cách mọi người thường quên những kiến thức mới mà họ đã thu được nhanh như thế nào.

Ebbinghaus đã khám phá ra sự “tiết kiệm” của bộ nhớ não bộ:
Chúng ta quên gần một nửa thông tin sau 20 phút và mất đến 80% kiến thức đã học chỉ sau một tháng.
- Ký ức về thông tin yếu dần theo thời gian nếu không được ôn tập, củng cố.
- Trí nhớ giảm dần theo thời gian và mạnh nhất là ngay sau khi học
- Những thông tin liên quan trực tiếp đến nhu cầu sẽ dễ nhớ hơn.
- Cách trình bày thông tin ảnh hưởng đến việc học.
- Các yếu tố sinh lý (stress, ngủ đủ giấc,…) đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả ghi nhớ thông tin.

Từ khái niệm Đường cong Lãng quên, Microlearning được phát triển để giải quyết vấn đề này. Việc chia nội dung thành các phần nhỏ và nhớ lại các phần kiến thức khác nhau theo thời gian của phương pháp học Microlearning giúp cải thiện năng suất, khả năng lưu giữ kiến thức.
Đặc điểm và lợi ích của Microlearning
Các đặc điểm nổi bật của Microlearning là:
- Ngắn gọn: Nội dung của một bài học cô đọng nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết.
- Đúng trọng tâm: Mỗi bài chỉ cung cấp những kiến thức trọng tâm cụ thể mà người học cần biết.
- Hiệu quả: Tăng khả năng ghi nhớ thông tin đến hơn 20%.
- Độc lập: Mỗi bài có nội dung độc lập mà không cần liên kết với kiến thức của bài học nào khác.
- Đa dạng: Định dạng các bài học đa dạng và phong phú, mang lại trải nghiệm học hấp dẫn.
- Tương tác: Người học không chỉ tiếp thu kiến thức một chiều nhàm chán. Họ được tương tác trực tiếp với nội dung học.
- Linh hoạt: Microlearning tương thích với nhiều thiết bị và có thể học mọi lúc, mọi nơi.
- Tiết kiệm: Vì các bài học thường có thời lượng ngắn nên thời gian sản xuất và chi phí xây dựng được rút ngắn.
- Cá nhân hóa: Sau khi hoàn thành, người học có thể nhận được đề xuất học tiếp các nội dung học phù hợp với nhu cầu.
Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể nhận định rằng:
Microlearning là một phương pháp đào tạo không cần quá nhiều thời gian nhưng vẫn đạt được mục tiêu học tập.
Những thống kê thuyết phục về lợi ích của Microlearning
Hiệu quả của phương pháp học Microlearning đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học trên thế giới:
- Theo nghiên cứu của RPS, Microlearning cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ kiến thức lâu dài lên đến 80%.
- 8 trong số 10 chuyên gia L&D (Learning and Development) ưa thích Microlearning vì học viên ưa thích học theo phương pháp này (Boyette, 2012).
- Theo một báo cáo của Software Consulting, Microlearning tạo ra sự tương tác nhiều hơn 50%.
- Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học California-Irvine cho thấy: Học trong khoảng 3-7 phút phù hợp với khả năng ghi nhớ làm việc và nhịp độ chú ý của con người.
- Trong cuốn sách “3-minute eLearning” của Tiến sĩ, Kiến trúc sư học Ray Jimenez, các khóa học micro E-Learning giảm 50% chi phí phát triển và tăng tốc độ triển khai chương trình đào tạo lên 300%.
Những ai nên áp dụng phương pháp học Microlearning?
Microlearning được thiết kế riêng cho những cá nhân cần tối đa hóa hiệu quả tiếp thu kiến thức trong thời gian ngắn nhất có thể. Những kiến thức đó phải thực tế và có tính thực tiễn cao, dễ thực hành và liên quan trực tiếp đến người học.
Do đó, Microlearning không phù hợp với các khóa học có nhiệm vụ và kỹ năng phức tạp. Vì bài học chỉ đáp ứng nội dung cụ thể và đơn lẻ nên không phù hợp với mục tiêu học dài hạn, cần đào sâu kiến thức.
Microlearning phù hợp nhất với những đối tượng sau:
- Thế hệ Millennials và Gen Z, những người thành thạo công nghệ và digital.
- Các doanh nghiệp muốn xây dựng chương trình đào tạo nội bộ liên tục với chi phí thấp. Tránh việc phải gián đoạn công việc và điều chỉnh lịch trình cho nhân viên tham gia đào tạo.
- Người đã đi làm và muốn nâng cao kiến thức nhưng không có nhiều thời gian. Đang tìm kiếm các khóa học ngắn hạn đáp ứng một mục tiêu cụ thể.
- Những người muốn học nhanh một kỹ năng mới, tìm kiếm một bài giảng dễ thực hành ngay. Ví dụ: các video hướng dẫn tự làm.
7 dạng nội dung đào tạo áp dụng Microlearning
Hướng dẫn nấu ăn
Dạng video này rất được ưa chuộng trên YouTube, TikTok, Facebook, Instagram,… Nội dung video bao gồm nguyên liệu, công thức và hướng dẫn chi tiết cách làm giúp người xem có thể thực hành ngay.
Infographic
Bao gồm hình ảnh và văn bản nhằm mô tả nội dung một cách trực quan, dễ hiểu. Có khả năng gói gọn thông tin khát quát trong một bức ảnh.
- Thống kê
- Dòng thời gian
- Kiến thức địa lý
- Thông tin so sánh
- Thông tin phân cấp
Video Animation
Sự kết hợp giữa hình ảnh 2D và âm thanh giúp truyền tải nội dung một cách sinh động, thú vị và hấp dẫn. Trong video chứa các nhân vật, môi trường và tình huống ứng dụng trong doanh nghiệp giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ.
- Video đánh máy chữ
- Storyboard video
- Webinar nhiều phần
- Video tương tác
- Video do người dùng tạo
Theo một số thống kê, mỗi ngày trên toàn cầu có 100 triệu người xem video marketing. Trong đó, 60% người dùng ưa chuộng các Video Animation.
Storytelling
Việc lắng nghe kinh nghiệm từ người đi trước không chỉ hấp dẫn, giàu cảm xúc mà còn tăng khả năng ghi nhớ.

Game
Tổ chức các trò chơi không chỉ gia tăng tính tương tác mà còn giúp bài học bớt nhàm chán. Thông qua các nhiệm vụ trong trò chơi, người học sẽ được tiếp thu thêm những kiến thức mới. Phần thưởng cũng là yếu tố khuyến khích học viên tham gia tích cực.
App
Có nhiều ứng dụng dành cho di động mang lại khả năng học mọi lúc, mọi nơi với các câu đố, bài học ngắn,… Học viên có thể theo dõi kết quả học tập ngay trên ứng dụng.
Scrolling page ngắn
Các trang cuộn trên một cửa sổ cho phép học viên nắm bắt tất cả thông tin họ cần về chủ đề ở định dạng dễ theo dõi. Từ đó họ dễ dàng rút ra những điểm nổi bật và hiểu thứ tự của các quá trình.
6 bước sản xuất nội dung đào tạo theo hướng Microlearning đơn giản
Bước 1: Nghiên cứu và chọn chủ đề chính
Càng thu gọn chủ đề, bạn sẽ càng dễ xây dựng nội dung hướng đến người học. Đặt mình vào vị trí của người học để xem xét chủ đề này có phù hợp với vai trò, nhiệm vụ của họ trong doanh nghiệp hay không.
Bước 2: Thấu hiểu người học
Nghiên cứu chính xác và cụ thể để hiểu rõ về những người sẽ tham gia khóa học. Đây là bước rất quan trọng và liên quan tới kết quả của bước 3, 4, 5. Xác định rõ ràng chân dung học viên. Điều này giúp bạn thiết kế khóa học phát huy hiệu quả tối đa. Tránh đi lệch hướng hoặc không phù hợp với người học.
Xác định đối tượng học phù hợp với chương trình đào tạo theo 2 hướng:
- Chiều dọc: Các cấp độ vị trí như nhân viên, leader, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao,…
- Chiều ngang: Các phòng ban chuyên môn trong doanh nghiệp.
Trả lời các câu hỏi sau để hình dung rõ nhất về học viên:

Thu thập dữ liệu chi tiết về người học sẽ giúp bạn tạo nên những chương trình học hiệu quả, hấp dẫn.
Bước 3: Xác định mục tiêu và kết quả đào tạo
Việc xác định mục tiêu sẽ cho người học biết khóa học sẽ đem lại giá trị gì. Hãy cho học viên biết rõ họ sẽ học được những kỹ năng thiết thực nào.
Ví dụ: Nếu đối tượng là quản lý, giám sát, leader,… hãy cho họ biết họ sẽ nâng cao được kỹ năng lãnh đạo của họ tại doanh nghiệp sau khóa học này.
Bước 4: Viết kịch bản nội dung
Dựa trên các dữ liệu thu thập được, chúng ta sẽ bắt tay vào việc xây dựng kịch bản nội dung.
Có 1 số lưu ý khi viết nội dung:
- Lý tưởng nhất là mỗi khóa Microlearning nên liên quan đến một trong những mục tiêu đào tạo. Ví dụ: nếu chương trình đào tạo của bạn có 5 mục tiêu, bạn nên tạo 5 khóa học Microlearning nhắm trực tiếp đến từng mục tiêu.
- Nội dung cần được sắp xếp theo một lộ trình logic từ cơ bản đến nâng cao để người học dễ dàng tiếp thu.
- Nội dung cần phù hợp với năng lực và trình độ của học viên.
Bước 5: Triển khai sản xuất
Sau khi đã có kịch bản nội dung, chúng ta sẽ tiến hành sản xuất. Trong bước này, bạn có thể áp dụng 9 công cụ dưới đây để xây dựng.
- #1. Edapp: Công cụ hiện đại và dễ sử dụng, giảm bớt lo lắng khi bạn triển khai các khóa học Microlearning. Tính năng nổi bật của EdApp là công cụ soạn thảo SCORM cho phép bạn kéo, thả để tạo khóa học nhanh chóng. Bạn có thể thiết kế PowerPoint, tạo trò chơi,…
- #2. Axonify: Đảm bảo quá trình đào tạo được sắp xếp, phân phối và quản lý suôn sẻ. Điểm học viên thu thập được có thể đổi thành các phần thưởng hấp dẫn, giúp nâng cao tỷ lệ tương tác và hoàn thành khóa học.
- #3. Yarno: Bài học dạng câu đố để học viên củng cố kiến thức và học thêm các nội dung mới.
- #4. Learner Mobile: Công cụ học Microlearning tương thích trên thiết bị di động, phù hợp với lối sống hiện đại. Học viên có thể tiếp cận tài liệu và học bất cứ lúc nào họ muốn.
- #5. Oplif: Tất cả tài liệu và câu đố, trắc nghiệm của bạn sẽ được lưu trữ tại Oplif. Nền tảng này tương thích với điện thoại di động, laptop và PC.
- #6. Shotclasses: Không chỉ nhập văn bản, bạn có thể thêm nội dung từ các nguồn khác như Youtube và SlideShare. Shotclasses có thể truy cập được trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả Android, iOS và Windows OS.
- #7. Skill Pill: Tài liệu được trình bày dưới các dạng nội dung tương tác như video, quizz, worksheet,… Skill Pill có thể tải xuống trên cả iOS và Android.
- #8. Learnie: Công cụ này cho phép bất kỳ ai trong tổ chức, chỉ cần có kinh nghiệm đều có thể tự mình tạo video chia sẻ kiến thức hoặc kỹ năng, mang lại trải nghiệm học tập lẫn nhau.
- #9. Qstream: Hỗ trợ tạo nội dung và hướng dẫn học tập qua thư viện mẫu, đồng thời giúp theo dõi tiến độ học tập thông qua bảng phân tích.
Bước 6: Phân phối khóa học
Ở bước này, bạn đã xây dựng xong sản phẩm Microlearning. Hãy cho đối tượng mục tiêu của khóa học thử nghiệm để tìm ra những điểm chưa phù hợp. Mục đích nhằm đảm bảo mang lại trải nghiệm học tốt nhất. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh để khóa học hoàn thiện hơn. Sau đó, chúng ta đến giai đoạn phân phối khóa học lên các nền tảng, hệ thống,…
Nhiều doanh nghiệp thích phân phối khóa đào tạo thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS). Nguyên nhân vì những lợi ích mà LMS mang lại. Với LMS, bạn có thể tự động hóa quá trình đào tạo. Doanh nghiệp chỉ cần đăng tải khóa học lên nền tảng, giao khóa học cho nhân sự. Kết quả học tập được tổng hợp một cách tự động, giúp theo dõi dễ dàng.
Những thách thức khi triển khai Microlearning
Về đội ngũ nhân sự triển khai
Doanh nghiệp cần đầu tư lập kế hoạch cho các mô hình Microlearning. Hãy đảm bảo rằng nội dung đào tạo phù hợp với nhân viên.
Khóa học phải có mục tiêu và lộ trình rõ ràng. Nội dung liên tục được cập nhật. Mục đích để phù hợp với thực tiễn, xu hướng và nhu cầu của người học.
Những điều đó đồng nghĩa rằng không chỉ cần đăng tải các bài học lên nền tảng. Còn một quá trình liên tục cập nhật sau đó. Vì vậy, triển khai Microlearning cần có đội ngũ nhân sự riêng đảm nhận và quản lý.
Vấn đề chia nhỏ và cá nhân hóa nội dung đào tạo
Các khóa học Microlearning thường ngắn. Chia nhỏ một khóa học truyền thống thành bài nhỏ chỉ hướng đến một mục tiêu và một khía cạnh nội dung cho đối tượng cụ thể.
Cá nhân hóa trong Microlearning. Cho phép người học chọn kỹ năng, lộ trình, tốc độ và thời gian học. Tuy nhiên, việc bao quát các thông tin để tạo khóa học và hướng đến các cá nhân liên quan có thể gây khó khăn cho đội ngũ xây dựng.
Khâu thiết kế trải nghiệm học tập (Instructional Designer/Learning Design)
Không chỉ đơn giản là tách nội dung thành các bài học nhỏ. Đội ngũ thiết kế phải nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ kỹ càng. Từ đó thiết kế trải nghiệm có nhiều định dạng phù hợp với từng học viên.
Đội ngũ thiết kế cần đảm bảo rằng các khóa học được định dạng tối ưu hóa theo khả năng tiếp cận của người học cùng các phương pháp hay nhất.
Tìm hiểu thêm ưu điểm và hạn chế của Microlearning tại đây!
Lưu ý 15 nguyên tắc để triển khai Microlearning thành công

- #1. Hiểu người học: Hãy hiểu rõ nhu cầu, trình độ cũng như khả năng sử dụng công nghệ của người học.
- #2. Đánh giá mức độ phù hợp của Microlearning với mục tiêu đào tạo của bạn: Chính xác xem Microlearning có thực sự phù hợp với mục tiêu về đào tạo của bạn không? Không phải tất cả các nội dung đều phù hợp để triển khai thành Microlearning. Một số kiến thức sẽ phù hợp với hình thức đào tạo truyền thống hơn.
- #3. Ưu tiên việc tối ưu trải nghiệm trên mobile: Hành vi học của mọi người hầu hết đều chuyển sang các thiết bị di động.
- #4. Kết hợp Microlearning và Just-in-Time Learning (Học theo nhu cầu): Tạo một thư viện cho việc học trực tuyến với nhiều bài học theo nhu cầu.
- #5. Tập trung đào tạo về kỹ năng: Kiến thức quan trọng, nhưng việc cải thiện và vận dụng thành thạo sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- #6. Bám sát chủ đề chính: Một bài học Microlearning chỉ nhắm đến một chủ đề duy nhất. Không nên nhồi nhét nhiều thông điệp.
- #7. Đưa vào nội dung đào tạo các ví dụ thực tế: Các ví dụ sẽ giúp bài học sinh động, dễ hiểu và dễ ứng dụng hơn.
- #8. Cá nhân hóa nội dung đào tạo càng nhiều càng tốt: Giúp lộ trình và nội dung học trở nên hữu ích, thiết thực với người học.
- #9. Tích hợp các nội dung tương tác: Con người luôn mong muốn sự tương tác. Vì vậy đừng bỏ qua yếu tố này để bài học thú vị và hấp dẫn hơn.
- #10. Ưu tiên video, hình ảnh và các công cụ trực quan hóa: Bộ não con người ghi nhớ thông tin bằng hình ảnh tốt hơn dạng văn bản thông thường.
- #11. Tích hợp các nền tảng social: Tạo động lực cho người học khi mọi người thường thích chia sẻ thành tích đạt được trên mạng xã hội.
- #12. Cung cấp tài liệu tham khảo bổ sung: Hỗ trợ những học viên có nhu cầu đào sâu kiến thức sau các bài học Microlearning.
- #13. Đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo: Mặc dù thời gian thường chỉ kéo dài 3-5 phút nhưng tiêu chí chất lượng phải được đảm bảo.
- #14. Nội dung thú vị và hấp dẫn: Sáng tạo và thêm các yếu tố thú vị vào khóa học để tạo hứng thú cho học viên.
- #15: Thiết kế nhiều định dạng nội dung: video, âm thanh, hình ảnh, đồ họa,…
Kết luận
Nhờ những ưu điểm nổi trội, Microlearning đã và đang là xu hướng đào tạo trực tuyến hiện nay. Giải pháp này được nhiều đơn vị giáo dục, nhà tư vấn, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nội bộ ưa chuộng. Hy vọng với bài tổng hợp đầy đủ và chi tiết trên, bạn đã tìm ra được gợi ý tốt nhất. Từ đó ứng dụng Microlearning hiệu quả vào hoạt động đào tạo.
Với kinh nghiệm sản xuất khóa học E-Learning với các nội dung tương tác và xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS), Oreka.Studio thấu hiểu những vướng mắc khi xây dựng và quản lý khóa học Microlearning. Vì vậy, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành các doanh nghiệp, nhà tư vấn sản xuất những bài học hấp dẫn và thú vị.
Kết nối với chúng tôi theo thông tin dưới đây để trao đổi và nhận tư vấn về Microlearning:
- Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 0906.244.804
- Website: www.Oreka.studio