• Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Giải pháp digital marketing ngành giáo dục
    • Dịch vụ thiết kế website eLearning
    • Dịch vụ thiết kế bài giảng eLearning
    • Giải pháp eLearning cho chuyên gia, nhà huấn luyện
Oreka Studio
  • Blog
  • Liên hệ
Moodle

Hệ thống phần mềm LMS Moodle là gì? Hướng dẫn cài đặt, triển khai và sử dụng Moodle từ A đến Z

bởi Kiên Moodle 04/07/2022 0 Nhận xét

Mục lục

  1. Tìm hiểu khái quát: Moodle là gì?
  2. Tại sao nên chọn Moodle giữa hàng nghìn hệ thống LMS khác?
    1. Khả năng tùy biến về giao diện và chức năng
    2. Moodle được viết bằng PHP
    3. Kho plugin phong phú trên Moodle
    4. Moodle có cộng đồng hỗ trợ lớn nhất
    5. Moodle hỗ trợ sẵn nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá 
    6. Tích hợp sẵn hệ thống tiếp nhận phản hồi của người học
    7. Moodle có sẵn công cụ đo lường, phân tích mức độ tương tác của người học
  3. Ứng dụng thực tế của Moodle tại từng đơn vị
    1. Ứng dụng tại các đơn vị giáo dục, đào tạo
    2. Ứng dụng tại doanh nghiệp
  4. 8 chức năng chính của Moodle khi sử dụng
    1. Giao diện responsive
    2. Trang dashboard cá nhân
    3. Các công cụ học tập cộng tác
    4. Quản lý lịch học
    5. Quản lý tài liệu
    6. Công cụ soạn thảo
    7. Hệ thống thông báo
    8. Tính năng theo dõi và báo cáo
  5. Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và triển khai Moodle
    1. Bước 1: Cài đặt hệ thống Moodle
    2. Bước 2: Chọn theme cho Moodle
    3. Bước 3: Tạo và phân loại khóa học
    4. Bước 4: Tạo người dùng truy cập hệ thống
    5. Bước 5: Cho phép người học tham dự khóa học
    6. Bước 6: Để học viên truy cập bài giảng
  6. Kết luận

Moodle là phần mềm LMS phổ biến nhất trên thế giới với cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ nhất. Vì sao nền tảng Moodle có sự phát triển mạnh mẽ và được lựa chọn nhiều như vậy? Cách cài đặt hệ thống Moodle này ra sao? Hãy cùng Oreka.Studio tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

Tìm hiểu khái quát: Moodle là gì?

Moodle được viết tắt từ “Modular object-oriented dynamic learning environment”. Nghĩa là một hệ thống quản lý học tập (LMS) mã nguồn mở, miễn phí, viết bằng PHP và cung cấp dưới dạng giấy phép công cộng GNU (GNU General Public License).

Moodle là nền tảng LMS mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Moodle là nền tảng LMS mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Được sáng lập bởi Martin Dougiamas, phiên bản bản đầu tiên của Moodle được phát hành vào ngày 20 tháng 8 năm 2002. Cho đến nay, Moodle vẫn liên tục được cập nhật. Nền tảng này đã trải qua hành trình 20 năm phát triển để trở thành phần mềm LMS mã nguồn mở lớn nhất thế giới như hiện nay.

Moodle có mặt tại hơn 160 quốc gia.Hơn 100.000 trang web đăng ký sử dụng.Hơn 180 triệu người dùng trên thế giới.Cộng đồng hỗ trợ hơn 100.000 người.

Nhiều trường đại học lớn ở Việt Nam đang sử dụng Moodle:

  • Hệ thống phần mềm LMS hỗ trợ dạy & học cho cán bộ giảng viên sinh viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội: https://lms.hust.edu.vn/
  • Hệ thống quản lý lớp học online của Đại học Khoa Học Tự Nhiên (Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh): https://courses.hcmus.edu.vn/
  • Hệ thống quản lý nội dung học tập LMS của Đại học Kinh Tế Quốc Dân: https://lms.neu.edu.vn/
  • Hệ thống eLearning của Đại học Kinh tế – Luật: https://lms.uel.edu.vn/
  • Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội: https://moodle.usth.edu.vn/
  • …

Moodle được điều phối bởi Moodle HQ – một công ty của Úc. Và được hỗ trợ tài chính bởi mạng lưới 84 Moodle Partner trên toàn thế giới. 

Nền tảng này nổi bật với thiết kế hướng tới giáo dục (Pedagogical Approach). Triết lý này nhấn mạnh rằng người học cũng tham gia kiến tạo trải nghiệm học tập. Chứ không chỉ người dạy đơn phương tham gia vào quá trình này.

Khuyến khích sự tương tác của người học: Active Learning là gì? TOP 7 cách áp dụng hiệu quả trong giáo dục

Tại sao nên chọn Moodle giữa hàng nghìn hệ thống LMS khác?

Khả năng tùy biến về giao diện và chức năng

Hệ thống quản lý học tập Moodle là LMS mang lại cho người dùng khả năng tùy chỉnh cao. Là một phần mềm có mã nguồn mở, Moodle thay đổi và cập nhật liên tục mỗi năm. Những phiên bản mới được tích hợp những cải tiến đặc biệt từ cộng đồng các nhà phát triển trên toàn thế giới.

Vì mỗi tổ chức có đặc điểm và yêu cầu riêng về đào tạo. Do đó Moodle cho phép người dùng có thể chỉnh sửa phần mềm này. Bạn có thể thêm plugin cần thiết, theme hoặc bất cứ kỳ thứ gì và tạo ra hệ thống quản lý học tập hoàn hảo nhất với tổ chức.

Moodle được viết bằng PHP

Moodle được viết bằng PHP. Đây là một ngôn ngữ lập trình được biết đến với việc triển khai và thực hiện dễ dàng. Do đó, PHP giúp Moodle độc lập với bất kỳ nền tảng nào. Cũng như dễ dàng cập nhật các phiên bản mới. Vì vậy bạn cũng không còn lo lắng về việc bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh khi sử dụng Moodle cho các yêu cầu học tập/ đào tạo và phát triển.

Bên cạnh đó, tính linh hoạt của PHP giúp hệ thống có thể chạy trên mọi nền tảng như Linux, Unix, Windows, macOS và thậm chí trên Ubuntu mới bắt đầu.

Kho plugin phong phú trên Moodle

Plugin là một phần mềm được tích hợp vào website. Plugin giúp cho website có thể hiển thị hoặc vận hành tốt hơn nhờ các tính năng của nó. Và hiện nay Moodle là LMS được xem là có kho plugin phong phú nhất. 

Những tiện ích bổ sung của plugin cung cấp cho người dùng sự linh hoạt tuyệt vời. Bạn có thể thêm plugin khi muốn nâng cấp hệ thống của mình. Hoặc xóa cài đặt khi không sử dụng đến.

Moodle có kho plugin phong phú mang lại sự linh hoạt tuyệt vời cho người dùng
Moodle có kho plugin phong phú mang lại sự linh hoạt tuyệt vời cho người dùng

Một số tiện ích bổ sung cho Moodle có sẵn trên thị trường như Edwiser RemUI, H5P, Congrea, Poodll, LearnerScript,… Các plugin này mang đến cho Moodle lợi thế so với các LMS khác.

Moodle có cộng đồng hỗ trợ lớn nhất

Moodle có một mạng lưới mạnh mẽ gồm 84 đối tác. Và hàng trăm triệu người dùng, nhà phát triển, quản trị viên, giáo viên,… trên khắp thế giới. 

Không có LMS nào khác có mạng lưới chuyên nghiệp đã cam kết như vậy ngoại trừ Moodle. 

Ngoài ra, Moodle HQ tiến hành Moodle Moots trên khắp thế giới để củng cố cộng đồng. Cũng như tạo môi trường cho người dùng thảo luận về bất kỳ điều gì về Moodle.

Moodle hỗ trợ sẵn nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá 

Không giống như các LMS khác hiện có trên thị trường. Moodle cung cấp nhiều loại đánh giá khác nhau. Có thể kể đến như bảng câu hỏi, câu đố, bài tập, hot spot, đánh giá qua audio và video,… Và tất cả đều miễn phí. Bạn có thể lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp với mục tiêu L&D của tổ chức. 

Tích hợp sẵn hệ thống tiếp nhận phản hồi của người học

Hệ thống phản hồi giúp nâng cao chất lượng L&D. Phản hồi của người học giúp bạn có cơ sở để đánh giá hiệu quả đào tạo. Đó có thể là câu trả lời trắc nghiệm, câu trả lời bài luận, bình luận,… Điều thuận tiện cho các đơn vị đào tạo là Moodle đã được tích hợp sẵn hệ thống tiếp nhận phản hồi này.

Đọc thêm: Làm sao để thiết kế website e-Learning chuyên nghiệp (By Thành xTech)

Moodle có sẵn công cụ đo lường, phân tích mức độ tương tác của người học

Đối với những đơn vị đào tạo có số lượng học viên lớn. Việc theo dõi và quản lý sát sao tiến độ đào tạo không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên với Moodle, mọi hoạt động được ghi lại trong hệ thống. 

Moodle giúp quản trị viên theo dõi quá trình học tập của học viên một cách thuận tiện; đo lường và phân tích mức độ tương tác của người học nhằm nâng cao kết quả học tập. Có một vài công cụ đã được tích hợp sẵn cho Moodle như Learner Script.

Ứng dụng thực tế của Moodle tại từng đơn vị

Moodle được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, liệu bạn có thắc mắc cách nền tảng LMS này đã và đang được ứng dụng thực tế như nào hay không?

Ứng dụng tại các đơn vị giáo dục, đào tạo

Tại cấp tiểu học: Moodle được sử dụng như một cách an toàn để cách trường tiểu học bắt đầu ứng dụng đào tạo trực tuyến cho học sinh của mình. Các giáo viên có thể dễ dàng bổ sung đa phương tiện hoặc đường link đến các tài liệu hữu ích. Họ cũng có thể xây dựng hoạt động học tập thú vui hơn. Thông qua các câu đố vui, chèn các đối tượng học tập hấp dẫn,…

Tại cấp trung học: Học sinh được mở rộng và làm quen với các tính năng xã hội, học tập cộng tác như forum, wiki, bảng chú giải thuật ngữ, blog,… Ở giai đoạn này, giáo viên thường sắp xếp hợp lý việc nộp bài tập, gửi phản hồi, cho điểm. Nhiều nhà giáo dục sáng tạo bắt đầu khuyến khích đánh giá thông qua xếp hạng, dự án nhóm. Thậm chí giáo viên có thể chỉ định cho học sinh một trách nhiệm mới trong khóa học.

Moodle thường được các đơn vị đào tạo sử dụng để tổ chức các khóa học trực tuyến
Moodle thường được các đơn vị đào tạo sử dụng để tổ chức các khóa học trực tuyến

Sau THPT: Moodle được ứng dụng linh hoạt và tùy chỉnh hơn dựa trên các tài liệu bên ngoài. Ví dụ như RSS, tích hợp với thiết bị di động,… Điều này giúp sinh viên có thể nghiên cứu bài giảng độc lập, cá nhân hoặc cộng tác theo nhu cầu. Tìm kiếm, đăng ký, chia sẻ các khóa học và tài liệu học thuật khác thông qua Moodle 2.0’s Community Hubs sẽ nâng cao hơn nữa việc tạo ra các cộng đồng thực hành, được kết nối trên một lớp hoặc toàn bộ thế giới.

Việc sử dụng Moodle được mở rộng hơn nữa ở đại học. Tính cá nhân hóa được chú trọng nhiều hơn.

Tạo bài giảng e-Learning thu hút tương tác hai chiều với Interactive Content!

Ứng dụng tại doanh nghiệp

Moodle giúp tuyển dụng nhân sự

Moodle được nhiều tổ chức sử dụng để thu hút và tuyển dụng, phỏng vấn nhân sự mới. Ứng viên có thể tự tạo tài khoản để tải lên hồ sơ của họ và hoàn thành bài đánh giá năng lực. Sau đó, HR truy cập vào hồ sơ ứng viên để xem xét các đơn đăng ký. Kết quả bài kiểm tra có thể được lập bảng và phân tích tự động. 

Đào tạo và phổ biến nội quy của doanh nghiệp, thông tin sản phẩm

Tương tự như HR, các compliance trainer có thể quản lý nhân sự nào đã hoàn thành khóa đào tạo về quy định của doanh nghiệp, ai chưa hoàn thành. Các plugin của Moodle Badges cũng cho phép họ trao phần thưởng cho nhân sự đã hoàn thành khóa đào tạo.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng có nhu cầu đào tạo nhân sự nắm bắt các tính năng mới của sản phẩm. Moodle giúp cho việc đào tạo nhân sự ở tất cả các phòng ban kiến thức về sản phẩm dễ dàng hơn.

Nội dung có thể bạn quan tâm: Vì sao nhiều doanh nghiệp chọn đào tạo nội bộ bằng Microlearning?

Đào tạo kiến thức và kỹ năng nâng cao trình độ

Moodle có nhiều công cụ để tạo các khóa học trực tuyến phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, hấp dẫn, gia tăng tính tương tác. Quản trị viên có thể thêm video, câu hỏi thảo luận, câu đố. Hoặc thêm các tài liệu bên ngoài vào các khóa học trực tuyến trên Moodle. 

Kết quả bài kiểm tra được báo cáo trực quan trong hệ thống. Giúp các nhà quản lý đào tạo có cơ sở để xác định mức độ hiểu biết của người học. Đánh giá năng lực, kỹ năng được đào tạo. Người học cũng sẽ nhận được kết quả về trình độ của bản thân.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức sử dụng Moodle để đào tạo nâng cao năng lực, trình độ để nhân viên có họ phát triển sự nghiệp.

Cộng đồng COE và COP

COE (Cộng đồng chuyên môn) và COP (Cộng đồng thực hành trong Moodle) là những nhóm người không chính thức trong doanh nghiệp có những mục tiêu và lợi ích chung. Họ làm việc và học hỏi lẫn nhau. Hoặc doanh nghiệp có thể kết nối với các chuyên gia và tổ chức khóa học trên Moodle về một chủ đề nhất định. Trong COE và COP, người dùng có thể đặt câu hỏi. Hoặc tham gia các diễn đàn thảo luận để tìm kiếm kiến ​​thức mà họ đang cần.

8 chức năng chính của Moodle khi sử dụng

Giao diện responsive

Giao diện của Moodle được cập nhật liên tục để có hiệu suất tốt nhất có thể trên nhiều loại thiết bị và kích thước màn hình khác nhau. Từ máy tính để bàn đến điện thoại di động. Moodle cũng cung cấp một ứng dụng điện thoại thông minh chính thức cho iOS và Android để có trải nghiệm người dùng được tối ưu hóa hơn nữa. 

8 chức năng mang lại sự linh hoạt cho người dùng của Moodle
8 chức năng mang lại sự linh hoạt cho người dùng của Moodle

Trang dashboard cá nhân

Khi đăng nhập vào Moodle, người dùng sẽ thấy trang dashboard được hiển thị cá nhân hóa. Có thể tùy chỉnh theo sở thích. Họ cũng có thể chọn hiển thị các mục phổ biến. Bao gồm thông tin chi tiết về các khóa học mà người dùng đã đăng ký, thời hạn cho các bài tập sắp tới và những ngày quan trọng như kiểm tra hoặc đánh giá.

Các công cụ học tập cộng tác

Từ đầu Moodle đã được thiết kế để tạo điều kiện cho việc học tập hợp tác. Thể hiện qua một loạt các công cụ có sẵn để người dùng chia sẻ thông tin và làm việc cùng nhau trong các bài tập. Diễn đàn, wiki, bảng thuật ngữ, các hoạt động cơ sở dữ liệu được ghép nối với hệ thống nhắn tin nội bộ dễ sử dụng. Giúp người học giữ liên lạc với các đồng nghiệp và người quản lý khóa học.

Quản lý lịch học

Công cụ giúp người học có thể theo dõi lịch học, sự kiện, deadline bài học, kỳ thi, hoạt động sắp tới, họp nhóm,… trên một giao diện hiển thị ngày tháng năm.

Quản lý tài liệu

Cho phép người dùng di chuyển tệp nhanh chóng và dễ dàng. Đồng thời kết nối với các dịch vụ lưu trữ đám mây bao gồm Microsoft OneDrive, Dropbox hoặc Google Drive. Trình quản lý tệp này cũng được tối ưu hóa để hoạt động trên thiết bị di động.

Tìm hiểu về Activity và Resource trong Moodle!

Công cụ soạn thảo

Công cụ này giúp bạn dễ dàng thêm các định dạng phong phú như trích dẫn, công thức toán học. Hay các phương tiện như hình ảnh, đoạn âm thanh và video. Công cụ này dễ sử dụng với cả quản trị viên và người học, đáp ứng tốt trên các thiết bị.

Hệ thống thông báo

Giúp gửi thông báo đến người học khi sắp tới thời hạn hoàn thành bài tập, lịch thi hoặc các lịch quan trọng khác. Thông báo có thể được đẩy lên đầu trang khi người dùng đăng nhập, hoặc gửi tới thiết bị di động. Họ cũng được nhận thông báo khi có tin nhắn mới.

Tính năng theo dõi và báo cáo

Nền tảng LMS này có tính năng theo dõi và báo cáo nâng cao tự động gửi qua email cho người quản lý. Bạn cũng có thể cài đặt các plugin tùy chọn khác để báo cáo sinh động hơn với hình ảnh hóa dữ liệu.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và triển khai Moodle

Nhằm giúp các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về LMS và Moodle có thể triển khai thành công. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và triển khai hệ thống này với 6 bước sau đây.

Bước 1: Cài đặt hệ thống Moodle

Có lẽ đây là bước khá khó với những bạn chưa có nền tảng về công nghệ thông tin. Tuy nhiên bạn chỉ cần làm theo chỉ dẫn sau:

  • 1. Download Moodle tại link: Latest release (moodle.org). Phiên bản ổn định nhất của Moodle hiện tại là 4.0. Bạn download Zip như hình sau.
Bước đầu tiên để cài đặt Moodle, bạn cần download tệp Zip phía trên
Bước đầu tiên để cài đặt Moodle, bạn cần download tệp Zip phía trên
  • 2. Giải nén file vừa tải về.
  • 3. Bạn tải XAMPP tại link: Download XAMPP (apachefriends.org). Sau đó tiếp tục thực hiện cài đặt theo hướng dẫn của phần mềm.
Tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn của phần mềm
Tiếp tục thực hiện theo các hướng dẫn của phần mềm
  • 4. Sau khi cài đặt xong, bạn bật XAMPP và start tiến trình APACHE.
Bật XAMPP, sau đó bắt đầu tiến trình APACHE để cài đặt Moodle
Bật XAMPP, sau đó bắt đầu tiến trình APACHE để cài đặt Moodle
  • 5. Bạn giải nén file moodle-latest-400.zip vừa download về vào folder C:\xampp\htdocs.
Giải nén file Moodle như hướng dẫn
Giải nén file Moodle như hướng dẫn
  • 6. Sử dụng Google Chrome, thực hiện truy cập vào đường dẫn sau: http://localhost/moodle/install.php.
  • 7. Sau đó bạn làm theo các bước được hướng dẫn để cài đặt Moodle.

Lưu ý: Phía trên là hướng dẫn thiết lập hệ thống có thể hoạt động được trên máy tính cá nhân. Nếu bạn muốn thiết lập hệ thống để có thể truy cập từ Internet sẽ cần kiến thức sâu hơn về IT.

Bước 2: Chọn theme cho Moodle

Theme ở đây là một bộ giao diện mới cho hệ thống Moodle của bạn. Hiện Internet có rất nhiều theme của Moodle cả miễn phí lẫn trả phí. Bạn nên đầu tư một bộ theme mất phí. Vì thực tế chi phí không quá đắt và giá trị bạn nhận được lại rất nhiều. Ngoài thẩm mỹ và tiện dụng ra thì còn được hỗ trợ bởi đội ngũ làm theme. Bạn có thể mua theme tại website: https://themeforest.net/.

Bước 3: Tạo và phân loại khóa học

Moodle cung cấp 2 chức năng cốt lõi cho việc học trực tuyến. Đó là quản lý khóa học và quản lý phân loại khóa học. Để thực hiện tạo khóa học, bạn làm như sau.

  • Truy cập vào trang: http://localhost/moodle/course/management.php.
  • Thực hiện thêm mới phân loại và thêm mới khóa học bằng cách click vào nút “Create new Category” hoặc “Create new Course”.
Sau khi chọn theme cho Moodle, bạn tiến hành tạo và phân loại khóa học online
Sau khi chọn theme cho Moodle, bạn tiến hành tạo và phân loại khóa học online
  • Moodle cung cấp cho bạn rất nhiều công cụ hữu ích để xây dựng khóa học. Từ dạng text, hình ảnh đến audio, video,… Oreka.Studio đã có chi tiết một series về cách tạo khóa học tại đây.
Bạn đã biết về các format khóa học trong Moodle?

Bước 4: Tạo người dùng truy cập hệ thống

  • Bạn truy cập vào link: http://localhost/moodle/user/editadvanced.php?id=-1.
  • Thực hiện bổ sung các thông tin cần thiết để tạo user truy cập hệ thống.
Bạn bổ sung các thông tin cần thiết để tạo user truy cập hệ thống quản lý học tập
Bạn bổ sung các thông tin cần thiết để tạo user truy cập hệ thống quản lý học tập

Bước 5: Cho phép người học tham dự khóa học

Trong Moodle, Enrol là khái niệm dùng để chỉ việc ghi danh một cá nhân vào một khóa học. Việc ghi danh có thể thực hiện với một người dùng đã có tài khoản trên hệ thống. Hoặc với người dùng vào sử dụng hệ thống với vai trò là một khách mời ghé thăm chưa có tài khoản.

Để thực hiện ghi danh khóa học, bạn thực hiện theo hướng dẫn tại đây.

Oreka.Studio đã có bài viết hướng dẫn ghi danh khóa học trong Moodle tại đây
Oreka.Studio đã có bài viết hướng dẫn ghi danh khóa học trong Moodle tại đây

Bước 6: Để học viên truy cập bài giảng

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, lúc này học viên có thể đăng nhập vào hệ thống bằng đường link http://localhost/moodle bằng account mà giảng viên đã tạo ban đầu và thực hiện trải nghiệm bài giảng eLearning.

Kết luận

Moodle đã thuyết phục người dùng trên toàn cầu bởi những tính năng hấp dẫn cùng khả năng ứng dụng linh hoạt. Không chỉ các đơn vị đào tạo, nền tảng LMS này còn được yêu thích tại các doanh nghiệp. Vì vậy nếu bạn đang có nhu cầu đào tạo trực tuyến, đào tạo nội bộ hoặc tham gia vào thị trường e-Learning để gia tăng thu nhập thì Moodle sẽ là lựa chọn tối ưu đáng để bạn lưu tâm.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được cơ bản những câu hỏi của bạn xoay quanh chủ đề Moodle là gì. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về Moodle, kết nối với Oreka.Studio để được tư vấn và giải đáp, cũng như đề xuất giải pháp Moodle tối ưu nhất!

  • Địa chỉ: Số 19 LK 11A, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0906.244.804
  • Website: www.Oreka.studio
Hướng dẫn sử dụng
hệ thống LMS Moodle
từ A đến Z
Xem ngay
moodle
0 Nhận xét
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Kiên Moodle

Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi. Với tôi điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống này là được chia sẻ.

Bài viết trước
Tổng quan về Activity trong Moodle (Phần 2): Choice Activity
Bài viết kế tiếp
Edtech là gì? Lợi ích và cách ứng dụng Edtech hiệu quả nhất

You may also like

Tổng quan về Resource trong Moodle (Phần 5):...

03/10/2022

Tổng quan về Resource trong Moodle (Phần 4):...

26/09/2022

Tổng quan về Resource trong Moodle (Phần 3):...

19/09/2022

Tổng quan về Resource trong Moodle (Phần 2):...

12/09/2022

Tổng quan về Resource trong Moodle (Phần 1):...

29/08/2022

Tổng quan về Activity trong Moodle (Phần 8):...

22/08/2022

Tổng quan về Activity trong Moodle (Phần 7):...

15/08/2022

Tổng quan về Activity trong Moodle (Phần 6):...

08/08/2022

Tổng quan về Activity trong Moodle (Phần 5):...

01/08/2022

Hướng dẫn cài đặt Moodle trên Ubuntu 18.04...

25/07/2022

Để lại nhận xét Thoát phản hồi

Lưu lại thông tin cho lần nhận xét tiếp theo

Hướng dẫn sử dụng
hệ thống LMS Moodle
từ A đến Z

XEM NGAY
  • Facebook
  • Youtube
  • Email

DMCA.com Protection Status @2022 - Toàn bộ bản quyền thuộc Oreka.Studio

Oreka Studio
  • Trang chủ
  • Sản phẩm
    • Giải pháp digital marketing ngành giáo dục
    • Dịch vụ thiết kế website eLearning
    • Dịch vụ thiết kế bài giảng eLearning
    • Giải pháp eLearning cho chuyên gia, nhà huấn luyện
Oreka Studio
  • Blog
  • Liên hệ