Sản xuất Interactive Content đã được chứng minh có vai trò trong việc thu hút sự tham gia tương tác và giúp người đọc ghi nhớ thông tin dễ hơn gấp 7 lần. Để giúp các marketer dễ dàng hơn trong việc sáng tạo và vận dụng dạng nội dung này, Oreka.Studio sẽ bật mí cho bạn chi tiết 8 bước trong quy trình sản xuất Interactive Content trong bài viết dưới đây.
Bước 1: “Bão não” – Hiểu đối tượng tiếp nhận trước khi sản xuất Interactive Content
Bước đầu tiên của quy trình sản xuất Interactive Content chính là tạo nhóm và cùng brainstorm. Tuy nhiên trước khi bắt đầu suy nghĩ ý tưởng và thảo luận, hãy chắc chắn một số điều sau:
Mục tiêu là gì?: Bạn muốn thu hút thêm những khách hàng tiềm năng mới hay nuôi dưỡng tệp khách hàng hiện có? Mục tiêu là bán hàng trực tiếp hay bạn đang cố gắng tạo cho khách hàng nhu cầu? Hãy viết cụ thể và chi tiết nhất có thể.
Đối tượng là ai?: Bạn sẽ tiếp cận đối tượng nào? Họ là ai và có mối quan tâm gì, đặc điểm ra sao?
Lượt traffic đến từ đâu?: Bạn sẽ điều khiển lượt traffic đến khu vực nào. Người truy cập sẽ tương tác trong bối cảnh ra sao,… Hãy xác định rõ vì mục đích của khách truy cập từ mỗi kênh có thể khác nhau.
Khách hàng tiềm năng đang ở giai đoạn nào của hành trình?: Các giai đoạn khác nhau (nhận biết, quan tâm, cân nhắc, quyết định) sẽ phù hợp với những định dạng nội dung khác nhau.

Sau đó, bạn và team của mình hãy bắt đầu thảo luận để tìm ra ý tưởng cho dạng Interactive Content phù hợp nhất. Trong quá trình sản xuất nội dung sẽ cần tới sự tham gia của nhiều nhân sự. Marketer, content strategists, copywriter, developer, designer,… sẽ có vai trò và nhiệm vụ khác nhau.
Bước 2: Xây dựng concept brief khi sản xuất Interactive Content
Tóm tắt ngắn gọn tình hình:
- Nguồn traffic đến từ đâu, nội dung được quảng bá như thế nào.
- Xác định các chỉ số bạn sẽ sử dụng để đo lường hiệu suất.
- Cân nhắc các yếu tố kỹ thuật khác cần được xem xét đặc biệt.
- Bổ sung mẫu, ví dụ mà bạn biết để mô tả chính xác hơn ý tưởng muốn sản xuất.
Brief chi tiết:
- Viết một đoạn văn mô tả tổng quan.
- Content outline, bao gồm cả vị trí của nội dung đó trên trang web và bố cục cơ bản của nội dung bên trong trải nghiệm tương tác.
Brief data flow:
- Danh sách dữ liệu tổng hợp từ khách truy cập mà bạn định hiển thị và phân tích.
- Thông tin chi tiết về doanh số bán hàng dự kiến.
- Xử lý dữ liệu trong số dữ liệu bạn thu thập, cái gì có thể và nên được đưa vào nội dung.
Note các lưu ý quan trọng khi sản xuất Interactive Content!: https://oreka.studio/bat-mi-5-luu-y-interactive-content-tang-hieu-qua-san-xuat/
Bước 3: Xây dựng Wireframe khi tạo Interactive Content
Wireframe được xem như khung sườn của bản thiết kế một sản phẩm trên Website hoặc một ứng dụng trong UI/UX. Wireframe bao gồm những khối hình đen trắng. Giúp chúng ta hình dung được cấu trúc cơ bản nhất. Xem tổ chức nội dung, logic, chức năng của nội dung,… Đây là giai đoạn rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
Với nội dung tương tác, bạn nên xây dựng khung dựa trên bản concept brief đã tóm tắt. Đây có thể là phiên bản được mã hóa hoặc được tích hợp ngay trong nền tảng tương tác.
Chưa cần đồ họa hoặc bản sao hoàn chỉnh vào thời điểm này. Hình ảnh và nội dung cụ thể, chi tiết sẽ được bổ sung sau đó.
Bước 4: Tiến hành sản xuất Interactive Content
Sau khi đã hoàn thành bộ khung cho trải nghiệm tương tác, giờ là nhiệm vụ của developer, designer và copywriter.
- Copywriter: Xây dựng kịch bản nội dung, viết nội dung theo kế hoạch và đáp ứng các tiêu chí đề ra để đạt được mục tiêu ban đầu.
- Web Developer: Coding và thiết kế sáng tạo cho sản phẩm Interactive Content theo các tiêu chí đã thống nhất.
- Website Designer: Thiết kế nội dung tương tác thành một sản phẩm thực tế hoàn chỉnh, đáp ứng các tiêu chí đề ra.
Bước 5: Thẩm định lại chất lượng sản phẩm
Rà soát lại nội dung để đảm bảo khắc phục được tất cả các lỗi trải nghiệm. Trong quá trình trải nghiệm nội dung, hãy cố gắng tìm cách để trải nghiệm đó không diễn ra như kịch bản mong muốn. Nếu bạn không thể thì bạn đang đi đúng hướng.
Hãy tiến hành cả kiểm tra trình duyệt và chức năng để đảm bảo nội dung tương tác được phân phối chính xác. Bên cạnh đó, bạn hãy thử theo dõi và đo lường trước khi khởi chạy.

Bước 6: Khởi chạy nội dung
Hãy bắt đầu triển khai như kế hoạch trong bản concept brief. Trong những ngày đầu tiên khởi chạy nội dung tương tác, hãy theo dõi cách khách truy cập tương tác với nội dung của và điều chỉnh chiến lược nếu mức độ thu hút kém.
Bước 7: Triển khai lan tỏa nội dung rộng hơn
Paid media (Truyền thông trả phí): Hình thức quảng cáo này rất phù hợp nếu thương hiệu chưa có một cộng đồng riêng. Hoặc bạn đang hy vọng được tiếp cận với các kênh mới. Hình thức này cũng hữu ích để tăng lưu lượng truy cập trong một khoảng thời gian ngắn.
Owned media (Kênh truyền thông thuộc sở hữu): Đó là trang mạng xã hội, website, blog mà thương hiệu đã xây dựng trước đây. Cộng đồng đó có thể sẽ là những người tương tác nhanh nhất trong giai đoạn đầu nội dung được khởi chạy. Hãy giữ nội dung nhất quán trên các kênh đó và quảng bá thường xuyên.
Earned Media (Truyền thông lan truyền): Những người thấy nội dung của bạn hấp dẫn và tự nguyện lan truyền thông qua việc chia sẻ trên mạng xã hội, blog hoặc truyền miệng. Do đó, Earned Media nhận được sự tin tưởng của người dùng hơn các nội dung do doanh nghiệp tự đăng tải. Tuy nhiên, đây là loại phương tiện truyền thông khó nắm bắt nhất. Hoàn toàn có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ.
Bước 8: Đánh giá và đo lường hiệu quả sản xuất Interactive Content
Thu thập dữ liệu để đo lường kết quả đạt được dựa trên các chỉ số đã đặt ra. Từ đó bạn có thể đánh giá hiệu quả của nội dung tương tác. Phân tích ưu/ nhược điểm và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nội dung.
Dưới đây là các chỉ số các Marketer thường sử dụng để đo lường hiệu quả của nội dung tương tác:
- Bounce Rate: % số người rời khỏi trang ngay lập tức sau khi truy cập
- Time Spent: Thời gian người dùng dừng lại ở nội dung của bạn
- Behavioral Insights: Người dùng điều hướng qua nội dung của bạn như thế nào? Họ thấy điều gì hấp dẫn nhất?
- Engagement Scores: Bao nhiêu người là khách hàng tiềm năng? Họ click vào nội dung nào?
- Conversion Rate: Có bao nhiêu người thực hiện hành động (mua hàng, tải tài liệu, để lại thông tin,…) như bạn mong muốn?
- Sales Insights: Khách hàng là ai? Họ quan tâm điều gì? Họ đánh giá như nào trong bài khảo sát? Đó là những khách hàng tiềm năng chất lượng?
- Results by Traffic Source: Không nên quá đặt nặng kết quả nguồn traffic mà hãy xem xét theo đặc điểm của từng chiến dịch. Bạn nên xem kênh nào gửi khách hàng tiềm năng tương tác nhiều nhất? Khách hàng nào có nhiều khả năng thoát trang nhất?
Tạm kết
Cũng giống như các dạng nội dung khác, sản xuất Interactive Content cần đi theo một quy trình chuẩn và bài bản để tạo nên những sản phẩm chỉn chu nhất, hấp dẫn nhất. Hy vọng qua bài viết này của Oreka.Studio, bạn đã nắm được các bước và ứng dụng vào sản xuất hiệu quả.